Nguyên nhân nào khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa dùng hết hạn ngạch 80.000 tấn của hiệp định EVFTA?

Cập nhật: 12:25 | 12/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Ngành gạo Việt Nam thậm chí chưa sử dụng hết ngạch này khi mới chỉ xuất khẩu được khoảng 64.000 tấn, trị giá gần 19 triệu USD.

Thị trường gạo thế giới đang chịu sức ép từ chi phí vận chuyển

Xuất khẩu gạo Việt "rộng cửa" trong nửa cuối năm 2022

Nhiều doanh nghiệp ngành gạo báo lỗ ròng trong quý II/2022

Theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết hạn ngạch ưu đãi thuế quan này. Theo đó, trong năm 2021 - một năm sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực (1/8/2020), ngành gạo Việt Nam thậm chí chưa sử dụng hết ngạch này khi mới chỉ xuất khẩu được khoảng 64.000 tấn, trị giá gần 19 triệu USD.

Mặc dù vẫn chưa dùng hết nhưng Việt Nam vẫn đàm phán để mở rộng thêm hạn ngạch hưởng thuế quan ưu đãi đối với mặt hàng này.

Gạo thơm Việt Nam thường được xuất khẩu sang EU dưới dạng gia công. Theo đó, sau khi gạo Việt Nam được xuất sang EU, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ đóng bao bì, nhãn mác của họ lên sản phẩm để bán cho người tiêu dùng do đó thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa thực sự mạnh so với đối thủ như Thái Lan hay Campuchia mặc dù là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng Nghị định về chứng nhận gạo thơm xuất khẩu sang EU mới chỉ được ban hành đầu năm 2022 - chậm một thời gian tương đối dài. Do đó, điều này tạo ra độ trễ trong xuất khẩu gạo.

Theo Bộ Công Thương thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,1% trong tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào EU. Trong khi đó, theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), EU nhập khẩu từ 3- 4 triệu tấn gạo mỗi năm.

Hiện tại, mới chỉ có Việt Nam và Singapore ký hiệp định thương mại tự do với EU. Tuy nhiên, Singapore không có lợi thế về gạo. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào EU vẫn khá cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác như Campuchia, Thái Lan và Ấn Độ nhờ EVFTA.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lợi thế thuế quan của hiệp định EVFTA là được xem là ngắn - trung hạn bởi EU cũng sẽ đàm phán với các nước khác, đặc biệt là các nước đối thủ trong ngành gạo.

Xuất khẩu gạo sang EU nửa đầu năm tăng mạnh

Một tín hiệu đáng mừng là xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là gạo thơm. Trong 6 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu đạt 50.221, thu về 36,6 triệu USD, tăng gần gấp đôi ở cả hai chỉ số so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, chiếm gần một nửa là các loại gạo thơm (ST25, ST24, ST20, Đài Thơm 8, Jasmine...), còn lại là gạo trắng, gạo giống Nhật, gạo lứt, gạo hữu cơ.. Do đó, giá gạo xuất khẩu sang thị trường này khá cao, khoảng 730 USD/tấn, cao hơn 50% so với giá trung bình xuất sang các thị trường.

Với con số hạn ngạch là 80.000 tấn theo hiệp định EVFTA, Việt Nam còn khoảng 30.000 tấn gạo được hưởng ưu đãi thuế quan từ nay đến cuối năm.

Bộ Công Thương nhận định với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)