Sức khỏe:

Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân

Cập nhật: 19:00 | 18/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hiện nay, nhiều mẹ vẫn chưa có khái niệm đúng về việc cho con ăn như thế nào là đủ. Nhiều mẹ cho con ăn nhiều bữa trong ngày nhưng về số lượng dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn lại không đủ hoặc có khi mẹ lại không cho con ăn đủ bữa mà chỉ cố gắng "nhồi nhét" nhiều trong 1 bữa mà con vẫn gầy. Vậy nguyên nhân da đâu mà trẻ chậm tăng cân?

nguyen nhan khien tre cham tang can

7 lý do bạn nên ăn hạt điều ngay từ hôm nay

nguyen nhan khien tre cham tang can

Nguyên nhân do đâu bé chậm nói?

nguyen nhan khien tre cham tang can

Nguyên nhân nào gây nên bệnh béo phì ở trẻ em?

Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

nguyen nhan khien tre cham tang can
Ảnh minh họa

Nhiều gia đình thường có thói quen ăn theo sở thích mà ít quan tâm đến lượng thực phẩm mình ăn vào có đảm bảo đủ chất dinh dưỡng hay không. Một số chuyên gia cho rằng, mỗi người nên ăn 15-20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Vì thế, nhiều gia đình cho trẻ ăn nhiều nhưng lại không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến việc trả chậm tăng cân là điều dễ hiểu.

Ví dụ, một bát cháo cần có đủ 30 – 40g thịt, cá, tôm và 2 thìa cà phê dầu. Việc thiếu dầu mỡ là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân và còi cọc. Khi mẹ cho thêm 1 thìa dầu, năng lượng của bát cháo sẽ tăng lên 25%

Thiếu hụt vitamin

nguyen nhan khien tre cham tang can
Ảnh minh họa

Để giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ cần phải bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể con. Việc thiếu hụt vitamin có thể sẽ khiến trẻ chậm tăng cân.

Biểu hiện của trẻ thiếu hụt vitamin C thường là đau, mỏi toàn thân, dễ bị sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Còn với trẻ thiếu hụt vitamin A thì thường sợ ánh sáng, ít nước mắt, da thô ráp, bong vảy, sần sùi.

Nếu trẻ chậm tăng cân, nước tiểu ít, hay quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa thì có thể bé đang bị thiếu vitamin B1.

Nếu mẹ thấy bé hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, lâu biết bò, đi, khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu… thì chắc chắn con bị thiếu vitamin D.

Dư thừa vitamin

Với những bố mẹ thường hay ép con ăn quá nhiều sẽ khiến bé dễ bị chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân. Không những thế, nếu một chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất đạm mà ít chất xơ sẽ dễ gây tình trạng táo bón ở trẻ.

nguyen nhan khien tre cham tang can
Ảnh minh họa

Nhiều nhưng không phù hợp

Tùy vào thể trạng của mỗi bé mà việc hấp thu, tiêu hóa thức ăn ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Do đó, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ sao cho vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp con phát triển tốt nhất.

Trẻ mắc một số bệnh

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng trẻ chậm tăng cân như bệnh đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn… làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn.

Trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như suy giáp trạng, lùn tuyến yên… cũng là nguyên nhân gây chậm lớn. Với những bé đẻ non, bị suy dinh dưỡng bào thai, nuôi cũng sẽ khó lên cân.

Bé quá hiếu động

Một số trường hợp trẻ có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy. Những bé quá hiếu động, chạy nhảy nhiều cũng tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.

Mẹ nên làm gì khi trẻ chậm tăng cân?

nguyen nhan khien tre cham tang can
Ảnh minh họa

Tăng bữa ăn hàng ngày cho trẻ

Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé và tăng lên khoảng 5 – 6 bữa trong ngày, đồng thời mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Điều này không những giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn dễ hấp thu dinh dưỡng hơn, ngăn tình trạng trẻ chậm tăng cân.

Cho trẻ ăn đủ chất và đa dạng

Một trong những nguyên tắc đầu tiên giúp trẻ tăng cân là đảm bảo một bữa ăn đầy đủ và đa dạng. Chẳng hạn như trong bữa ăn cần có đầy đủ thịt, trứng, sữa, dầu mỡ, rau, củ… và mẹ nên thay đổi liên tục cách chế biến để bé ăn ngon miệng hơn, hạn chế cho bé ăn đi ăn lại một món.

Bổ sung lượng dầu mỡ cho bé

Dầu mỡ đóng vai trò rất quan trọng, bởi chúng cung cấp rất nhiều năng lượng tốt cho cơ thể. Do đó, mẹ không nên thiếu thành phần này trong chế độ dinh dưỡng của mình nhé!

Mỗi chén cơm hoặc cháo của trẻ, mẹ nên bổ sung khoảng một muỗng dầu hoặc mỡ. Đặc biệt, trong hai năm đầu đời phát triển của bé thì lượng dầu mỡ càng không nên thiếu trong mỗi khẩu phần ăn của bé.

Không nên ép bé ăn

Mẹ không nên cố ép bé ăn cho bằng hết khẩu phần ăn mẹ định sẵn vì điều này có thể khiến bé bị trớ thức ăn, từ đó cảm thấy sợ mỗi khi nhìn thấy đồ ăn, dẫn đến biếng ăn sau này.

Thu Uyên