Nguyên Lãnh đạo Quốc hội ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Vinamilk, cổ đông háo hức "về bờ"

Cập nhật: 11:40 | 28/04/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (HOSE: VNM) vừa công bố Nghị quyết HĐQT ngày 26/4/2022 bầu ông Nguyễn Hạnh Phúc, nguyên lãnh đạo Quốc hội, thành viên HĐQT độc lập làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2026.

3632-nhp
Nguyên Tổng Thư ký Quốc hội làm Chủ tịch Vinamilk thay bà Băng Tâm

Làn gió mới

Theo giới thiệu của Vinamilk, ông Nguyễn Hạnh Phúc sinh năm 1959, trình độ Kỹ sư xây dựng Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Từ tháng 1/1982 đến tháng 3/1984, ông Phúc làm Cán bộ kỹ thuật tại Công trường xây dựng phía Nam Thái Bình.

Tháng 3/1984 đến tháng 6/1996: Phó Trưởng Ban xây dựng cơ bản, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình.

Tháng 6/1996 đến tháng 12/2000: Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình, Giám đốc Công ty Gạch ốp lát Thái Bình

Tháng 12/2000 đến tháng 3/2003: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công nghiệp Thái Bình.

Tháng 3/2003 đến tháng 3/2005: Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Thái Bình, Chủ tịch HĐND TP. Thái Bình.

Tháng 3/2005 đến tháng 9/2005: Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Thái Bình.

Tháng 9/2005 đến tháng 7/2007: Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên thường trực Tỉnh ủy, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thái Bình.

Tháng 7/2007 đến tháng 6/2008: Phó Bí thư thường trực, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XII tỉnh Thái Bình.

Tháng 6/2008 đến tháng 10/2010: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XII tỉnh Thái Bình.

Tháng 10/2010 đến tháng 7/2011: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XII tỉnh Thái Bình. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, thành viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, ĐBQH khóa XII

Tháng 8/2011 đến tháng 1/2016: UVTW Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Chánh văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia. Thành viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 1/2016 đến tháng 11/2021: UVTW Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chánh văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia. Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam - Austrailia

Từ tháng 11/2021, ông Nguyễn Hạnh Phúc nghỉ hưu theo chế độ. Ông Phúc không có lợi ích nào liên quan đến Vinamilk.

Theo đó, ông Phúc làm Chủ tịch HĐQT thay bà Lê Thị Băng Tâm, người có hơn 10 năm gắn bó với Vinamilk đồng thời cũng là cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính trước đây.

Đáng nói, không chỉ từ nhiệm tại Vinamilk, bà Tâm cũng vừa rơi ghế Chủ tịch HĐQT tại Ngân hàng HDBank (HDB).

Trong Ban lãnh đạo VNM, bà Mai Kiều Liên (gần 70 tuổi) tiếp tục được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Vinamilk nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Vinamilk lên kế hoạch kinh doanh "khủng" năm 2022

Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất cho năm 2022 là 64.070 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 12.000 tỷ đồng, lần lượt tương đương 105% và 93% so với năm 2021.

Công ty sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới, chất lượng đến người tiêu dùng. Chiến lược cao cấp hóa sản phẩm vẫn được tiếp tục thực hiện, với định hướng gia tăng các giá trị không chỉ về dinh dưỡng mà còn là giá trị cộng thêm cho người tiêu dùng trên mỗi sản phẩm. Tiếp nối đà tăng trưởng tốt của năm 2021, Vinamilk sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối, đầu tư cho kênh Giấc Mơ Sữa Việt (gồm hệ thống cửa hàng và kênh bán hàng trực tuyến), dự kiến có thể đạt mốc 1.000 cửa hàng trong 2-3 năm tới.

Vinamilk đồng thời nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động tại các công ty thành viên, phối hợp để đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm như Nhà máy sữa Hưng Yên, Dự án về bò thịt, Dự án tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu… theo tiến độ đã đề ra.

Về cổ tức, mức chi trả cổ tức bằng tiền năm 2022 là 3.850 đồng/cổ phiếu, đây là mức chi trả cổ tức bằng tiền cao trên thị trường.

Các dự án trọng điểm và định hướng chiến lược giai đoạn 2022-2026, các dự án chiến lược được Vinamilk cùng với các công ty con, công ty thành viên tập trung đẩy mạnh triển khai bao gồm:

+ Dự án chăn nuôi và chế biến thịt bò: Vinamilk và Vilico hợp tác với Tập đoàn Sojitz Nhật Bản đầu tư cơ sở chăn nuôi–chế biến–phân phối sản phẩm thịt bò tại Việt Nam, cung cấp cho thị trường toàn quốc và xuất khẩu. Quy mô hợp tác các giai đoạn dự kiến lên đến 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án có vốn đầu tư 2.895 tỷ đồng dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất khoảng 30.000 bò thịt/năm, với cơ sở chế biến khép kín, công nghệ hiện đại.

+ Dự án Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu: Vinamilk cùng Mộc Châu Milk triển khai tổ hợp dự án gồm: Trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao tại Mộc Châu - Sơn La, dự kiến khởi công trong năm 2022.

+ Dự án tổ hợp nhà máy sữa phía Bắc: Xây dựng một tổ hợp gồm nhà máy sữa và kho hàng quy mô lớn tại phía Bắc để đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong dài hạn.

+ Dự án Tổ hợp Trang trại bò sữa Lao-Jagro: Trang trại số 1 quy mô 8.000 con sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022. Tiếp tục phát triển các giai đoạn tiếp theo, tăng cường nguồn nguyên liệu sữa tươi cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Về dài hạn, chiến lược phát triển của Vinamilk hướng đến 4 mũi nhọn, Phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường. Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện. Đặt trải nghiệm người tiêu dùng làm trọng tâm trong việc phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững, từ đó nâng cao tính minh bạch và hiệu quả khai thác và đa dạng sinh học của các loại hình trồng trọt, chăn nuôi và khai thác…Triển khai thực hành các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, tăng cường sử dụng năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ tài nguyên nước và đất.

Khởi tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua M&A, liên doanh, đầu tư cho các dự án khởi nghiệp…, củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống và chuyển dịch qua đầu tư sản xuất tại chỗ;

Trở thành đích đến của nhân tài, tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến đổi mới và sáng tạo, xây dựng môi trường làm việc thu hút nhân tài.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM ghi nhận đà lao dốc mạnh từ đầu tháng 4 xuống còn 73.900 đồng/cp (phiên 28/4). Với việc doanh nghiệp có "người cầm lái", cổ đông đang vô cùng háo hức chờ ngày được "về bờ".

Nguyên Lãnh đạo Quốc hội ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Vinamilk
Cập nhật giá cổ phiếu VNM. (Nguồn: Vinamilk)
Bà Mai Kiều Liên: Thị trường sữa chưa bão hòa, cổ phiếu VNM (Vinamilk) sẽ vận động theo quy luật

Sáng ngày 26/4/2022, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 theo hình thức trực tuyến.

Vinamilk ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026, định hướng chiến lược 5 năm và các dự án đầu tư trọng điểm

Ngày 26/4/2022, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (VNM) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2022 theo hình thức ...

Trước thềm ĐHCĐ 2022: Cổ đông quan tâm gì về hướng đi của “người khổng lồ” ngành sữa?

Ngày 26/4 tới đây, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk-mã CK: VNM) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2022...

Thuận Thảo

Tin liên quan