Nguy cơ nhập siêu thương mại năm 2021 đang hiện hữu

Cập nhật: 08:15 | 30/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Tính chung 7 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,7 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,69 tỷ USD) trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,1 tỷ USD.

Dấu hiệu tích cực từ nhập siêu 6 tháng đầu năm | baotintuc.vn

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 55,7 tỷ USD - tăng 1,5% so với tháng trước qua đó nâng lũy kế 7 tháng năm 2021, lên mức 373,36 tỷ USD - tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 27 tỷ USD - giảm 0,8% so với tháng trước trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,49 tỷ USD - giảm 3,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,51 tỷ USD - tăng 0,2%.

Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 185,33 tỷ USD - tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,52 tỷ USD - tăng 14,6% - chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,81 tỷ USD - tăng 29,9% - chiếm 73,8%.

Trong 7 tháng năm 2021 có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD - chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD - chiếm 57,8%) trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt 29,4 tỷ USD - chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu - tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,4 tỷ USD - tăng 16,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,7 tỷ USD - tăng 55,4%,...

Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng của một số mặt hàng nông, thủy sản tăng so với cùng kỳ năm trước, riêng mặt hàng gạo, cà phê, chè lại có xu hướng giảm.

7 tháng đầu năm nhập siêu 2,7 tỷ USD, tư liệu sản xuất chiếm 94% kim ngạch nhập khẩu - Ảnh 1.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 1,87 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 164,89 tỷ USD, tăng 27,1% và chiếm 89% (tăng 1,1 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 13,65 tỷ USD, tăng 16,7% và chiếm 7,4% (giảm 0,5 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 4,92 tỷ USD, tăng 12% và chiếm 2,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,6 tỷ USD - tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 28,7 tỷ USD - tăng 24,2%; thị trường EU đạt 22,5 tỷ USD - tăng 15,5%; thị trường ASEAN đạt 16,1 tỷ USD - tăng 25,9%; Hàn Quốc đạt 12 tỷ USD - tăng 10,3%; Nhật Bản đạt 11,7 tỷ USD - tăng 8,3%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 28,7 tỷ USD - tăng 3,8% so với tháng trước trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỷ USD - tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,4 tỷ USD - tăng 4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Bảy tăng 29,9% trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 26,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,1%.

Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 188,03 tỷ USD - tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 66,31 tỷ USD - tăng 29,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 121,72 tỷ USD - tăng 38,5%.

Trong 7 tháng năm 2021 có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 87,5% tổng kim ngạch nhập khẩu trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 39,4 tỷ USD (chiếm 20,9% tổng kim ngạch nhập khẩu) - tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 27,1 tỷ USD - tăng 36,8%; điện thoại và linh kiện đạt 10,6 tỷ USD - tăng 48,5%; vải đạt 8,7 tỷ USD - tăng 32,9%; chất dẻo đạt 7,1 tỷ USD - tăng 54,3%; sắt thép đạt 6,8 tỷ USD - tăng 41,7%; ô tô đạt 5,3 tỷ USD - tăng 76,7%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 176,36 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,8% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước) trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 84,35 tỷ USD - tăng 30% và chiếm 44,9% (giảm 1,8 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 92,01 tỷ USD - tăng 41,5% và chiếm 48,9% (tăng 2,1 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 11,67 tỷ USD - tăng 28,5% và chiếm 6,2% (giảm 0,3 điểm phần trăm).

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD - tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 29,7 tỷ USD - tăng 19,9%. Thị trường ASEAN đạt 24,7 tỷ USD - tăng 48,2%. Nhật Bản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 13,8%. Thị trường EU đạt 9,7 tỷ USD - tăng 19,6%. Hoa Kỳ đạt 8,9 tỷ USD - tăng 10,4%.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 6 là nhập siêu 455 triệu USD; tháng 7 ước tính nhập siêu 1,7 tỷ USD.

Tính chung 7 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,7 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,69 tỷ USD) trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,1 tỷ USD.

6 tháng cuối năm: Nguy cơ “nhập khẩu" lạm phát

Hiển lộ nguy cơ "nhập siêu lạm phát"

Tại hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2021” do Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính tổ chức tại Hà Nội ngày 2/7 vừa qua, các chuyên gia cho rằng, 6 tháng đầu năm, cả CPI và lạm phát cơ bản đều thấp, tạo thuận lợi duy trì lạm phát thấp cả năm. Có thể đạt CPI bình quân năm 2021 dưới 3%, trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, bước sang quý 3, kinh tế – xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt, bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường.

Ông Nguyễn Xuân Định, Phó Phòng Chính sách Tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) lưu ý: “Rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta, khi giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục ở mức cao như xăng dầu, gas, thép khiến giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam tăng, gia tăng tỷ lệ “nhập khẩu lạm phát”.

Về mặt con số, rủi ro lạm phát trong năm 2021 là không lớn. Theo ước tính của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, CPI mỗi tháng cuối năm còn có dư địa trên 1% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm dưới 4%. Do vậy, có thể thấy, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4%, vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, “khi nền kinh tế Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, hàng hóa tương đương GDP, không khéo dẫn đến nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ thị trường thế giới”.

Bộ Công Thương đề xuất nới lỏng danh mục hàng hóa thiết yếu

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề xuất ban hành Danh mục hàng hóa "cấm lưu thông" thay vì liệt kê Danh mục "hàng ...

Vincom Retail báo lãi 6 tháng gần 1.200 tỷ đồng, tăng trưởng 40%

Công ty Cổ phần Vincom Retail (Mã: VRE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021. Kết quả hoạt động kinh doanh ...

Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,83 tỷ USD trong nửa đầu tháng 7/2021

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm