Nghịch lý "room" ngoại ngân hàng Việt: Bên vắng, bên đông

Cập nhật: 08:27 | 31/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của nhiều ngân hàng hiện đã chạm ngưỡng tối đa 30%, trong khi số khác vẫn còn trống rất nhiều, thậm chí còn nguyên room ngoại.

2535-room-ngoyi
Ảnh minh họa

Được ví là cổ phiếu vua, nhóm ngân hàng không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước mà còn có sức hút với cả khối ngoại. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài lại đang đầu tư khá lọc lõi và không dàn trải vào cổ phiếu dòng "bank".

Điều này thể hiện rất rõ qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại các ngân hàng Việt hiện nay. Theo đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của nhiều ngân hàng đã chạm ngưỡng tối đa 30%, trong khi số khác vẫn còn trống rất nhiều, thậm chí còn nguyên room ngoại.

Số liệu từ trung tâm lưu ký chứng khoán cho thấy, hiện có khoảng 16 ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên 15%. Trong đó, 7 ngân hàng đã kín hoặc gần kín tỷ lệ sở hữu vốn ngoại là: ACB, MB (MBB), MSB, VIB, OCB, Techcombank (TCB) và TPBank (TPB). Điểm chung của những ngân hàng trên đều là có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao và sở hữu khả năng sinh lời hàng đầu hệ thống.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng duy trì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp hơn mức tối đa theo quy định để tạo dư địa huy động vốn như VIB (20,5%), OCB (22%), Techcombank (22,47%), MB (23,23%).

Với những cổ phiếu trong nhóm này, chỉ cần "hở'' room liền lập tức có nhà đầu tư nước ngoài mua vào ồ ạt. Đơn cử như trường hợp VPBank (VPB), ngay sau khi nới room ngoại từ 15% lên 17,5% vào ngày 4/3, khối ngoại đã ồ ạt mua ròng hơn 23 triệu cổ phiếu, đẩy mã này tăng mạnh.

Tại ACB, MBB hay TCB, tỷ lệ sở hữu khối ngoại cũng gần như "bất động’’ tại mức tối đa cho phép.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, rất nhiều ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài rất thấp, thậm chí vẫn còn nguyên room ngoại chưa sử dụng đến như SeABank (SSB), Bac A Bank (BAB), VietCapital Bank (BVB), KienLongBank (KLB), PG Bank (PGB), VietABank (VAB), VietBank (VBB), SHB, LienVietPostBank (LPB),…

Trong số này, nhiều ngân hàng đã khóa room ngoại ở mức rất thấp để "giữ chỗ" cho đối tác chiến lược như SeABank (5%) hay LienVietPostBank (5%). Số khác muốn khoá room ngoại để giảm bớt ảnh hưởng của nhóm này đối với giá cổ phiếu và cấu trúc cổ đông.

Nói về nguyên nhân giảm tỷ lệ nước ngoài xuống chỉ còn 5%, HĐQT VietCapital Bank cho biết, việc duy trì room ngoại ở mức 30% là khá lớn so với quy mô giao dịch, tình hình cơ cấu cổ đông và định hướng của ngân hàng trong tương lại.

Tương tự, để đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia đợt thoái vốn của Petrolimex, cổ đông PG Bank đã thống nhất tạm thời giới hạn tỷ lệ sở hữu khối ngoại ở mức 2% vốn điều lệ.

Sacombank và Techcombank dừng giải ngân các khoản liên quan đến BĐS

Suốt mấy năm nay, NHNN luôn phát đi cảnh báo và kiểm soát chặt hoạt động cho vay BĐS. NHNN đồng thời cũng yêu cầu ...

Ngân hàng vẫn yên tâm về khoản vay của FLC, không có ý định bán giải chấp cổ phiếu

Thông tin về ảnh hưởng của việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, bị bắt đối với khoản vay của tổ chức ...

Vụ bắt Chủ tịch FLC là động thái răn đe mạnh tay, các ngân hàng cho vay thông qua cầm cố cổ phiếu FLC sẽ bị ảnh hưởng

Trong quá khứ, các vụ việc bắt bớ lãnh đạo cũng phản ứng ngắn hạn trước khi ổn định và phản ánh theo hoạt động ...

Hoàng Yến/NQS