Nghị định 88 của Chính phủ: Những quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng

Cập nhật: 09:00 | 28/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo Nghị định 88 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, vi phạm qui định về mua, bán nợ của tổ chức tín dụng sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng.

nghi dinh 88 cua chinh phu nhung quy dinh ve xu phat vi pham trong linh vuc ngan hang

Mở thẻ hộ cho người khác sẽ bị phạt từ 30 đến 100 triệu đồng

nghi dinh 88 cua chinh phu nhung quy dinh ve xu phat vi pham trong linh vuc ngan hang

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

nghi dinh 88 cua chinh phu nhung quy dinh ve xu phat vi pham trong linh vuc ngan hang

Quy định về điều tra thống kê tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối

Vi phạm qui định về mua, bán nợ của tổ chức tín dụng sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng

Cụ thể, về vi phạm qui định về mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với bán, khoanh nợ (hoãn nợ) đã được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ.

Bên cạnh đó, mức phạt sẽ áp dụng khi bên bán nợ mua lại các khoản nợ đã bán trừ trường hợp qui định tại Điều 148 Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Phạt tiền từ 50 - 80 triệu đồng đối với hành vi không thành lập Hội đồng mua, bán nợ khi thực hiện mua, bán nợ.

Nghị định cũng qui định mức phạt đối với vi phạm qui định về mua, bán và xử lí nợ xấu của Công ty Quản lí tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam.

Theo đó, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi quản lí khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu không đúng qui định của pháp luật.

Ủy quyền cho tổ chức tín dụng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động được ủy quyền không đúng qui định của pháp luật cũng áp dụng mức phạt trên.

Ngoài ra, thực hiện các biện pháp cơ cấu lại, hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay không đúng qui định của pháp luật; góp vốn, mua cổ phần không đúng qui định; trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với khoản nợ xấu đã mua theo giá thị trường không đúng qui định của pháp luật cũng phạt từ 5 - 10 triệu.

Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua, bán nợ xấu không đúng qui định của pháp luật; xử lí tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua không đúng qui định của pháp luật.

Đối với hành vi vi phạm thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lí tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam ủy quyền sau khi bán nợ không đúng qui định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng.

nghi dinh 88 cua chinh phu nhung quy dinh ve xu phat vi pham trong linh vuc ngan hang
Ảnh minh họa

Vi phạm quy định về lãi suất huy động, phạt đến 100 triệu đồng

Tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ theo quy định; Niêm yết lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng; Thu các loại phí cung ứng dịch vụ không đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ cao hơn mức đã niêm yết.

Nghị định quy định, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh về lãi suất, tiền tệ, giá cả hàng hóa và tài sản tài chính khác, trừ các trường hợp nêu trên.

Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mức phí cung ứng dịch vụ.

Cá nhân vi phạm còn có thể bị đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.

Cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể bị tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Sở hữu cổ phần vượt tỉ lệ qui định sẽ bị miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành tại ngân hàng

Theo Nghị định 88 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, nếu sở hữu cổ phần vượt tỉ lệ qui định tại các khoản 1,2 và 3 điều 55 của Luật các Tổ chức tín dụng sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chuyển nhượng cổ phần không đúng qui định tại khoản 4 Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng và mua lại cổ phần của cổ đông mà sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại không đảm bảo các tỉ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng bị phạt với mức nói trên.

Để khắc phục các hành vi nói trên, cổ đông phải buộc bán số cổ phần vượt tỉ lệ theo qui định trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm.

Nghị định cũng qui định buộc cổ đông hiện đúng tỉ lệ an toàn trong thời hạn tối đa 6 tháng với hành vi vi phạm.

Đồng thời, sẽ chưa cho chia cổ tức đối với hành vi vi phạm đến khi khắc phục xong vi phạm; yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 1 tháng đến 3 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát.

Những cá nhân vi phạm qui định này sẽ không được đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các TCTD chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cho thuê thẻ, mở hộ thẻ ngân hàng bị phạt từ 50 - 100 triệu đồng

Theo Nghị định 88, cá nhân bị phạt tiền từ 100 – 150 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

Thứ nhất, sử dụng thẻ ngân hàng để thực hiện các giao dịch cho các mục đích lừa đảo, gian lận; thanh toán bù trừ giao dịch thẻ không đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, chuyển thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code cho bên khác sử dụng; chấp nhận thanh toán thẻ mà không có hợp đồng thanh toán thẻ; sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code.

Thứ ba, thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ).

Ngoài ra, Nghị định 88 quy định xử phạt đối với lĩnh vực thẻ từ 30 - 50 triệu đồng khi thu phụ phí hoặc phân biệt giá khi chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ…

Hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử từ 1 đến dưới 10 ví sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng, còn trên 10 ví phạt từ 40 - 50 triệu đồng.

Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào; vi phạm nạp rút tiền khỏi ví điện tử; không yêu cầu khách hàng phải có tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng trước khi sử dụng ví.

Phạt tiền từ 150 - 250 triệu đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ thanh toán không có giấy phép.

Xử phạt mua, bán ngoại tệ tại các tổ chức không được cấp phép

Tại Nghị định 88, mức phạt đối với hành vi mua, bán, trao đổi ngoại tệ tại các tổ chức không được phép thu đổi đã được quy định rõ ràng hơn. Cụ thể:

Phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 - 10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) mà tái phạm, vi phạm nhiều lần;

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 - 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

Phạt tiền từ 80 - 100.000 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với cá nhân không niêm yết giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch hoặc niêm yết nhưng hình thức và nội dung không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Bên cạnh đó, cá nhân không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định cũng bị phạt từ 30 – 50 triệu đồng.

Văn Khương