Nghề tài xế công nghệ có thực sự hấp dẫn?

Cập nhật: 14:47 | 11/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Các tài xế công nghệ có xuất thân đa dạng từ tài xế xe truyền thống chuyển sang, lao động tự do, sinh viên, công nhân, người buôn bán nhỏ; 25% tài xế có trình độ tiểu học và trung học cơ sở; tỷ lệ có trình độ cao đẳng trở lên là 26%.

2905-congnghe
Nghề tài xế công nghệ có thực sự hấp dẫn? (Ảnh minh họa)

Tài xế công nghệ đang dần trở thành một nghề nghiệp được nhiều người biết đến khi những màu sắc đồng phục riêng biệt của từng thương hiệu xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường, trong các nhà hàng, quán ăn.

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam ngày càng thu hút các "đại gia" gọi xe công nghệ quốc tế và sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp trong nước, những chính sách đãi ngộ và việc xây dựng chế độ an toàn trong quá trình hoạt động đã được nhiều doanh nghiệp hình thành nhằm thu hút lực lượng lao động và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Vừa có cơ hội được học hỏi, nâng cao kỹ năng lái xe an toàn, vừa có nguồn thu nhập đảm bảo, nghề tài xế công nghệ quả thực đã mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm cho nhiều người lao động.

Theo một nghiên cứu giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung tâm Tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng, cả nước hiện có khoảng 200.000 lái xe công nghệ (môtô, ôtô) cung cấp dịch vụ chở người hoặc vận chuyển thức ăn, hàng hóa thông qua một nền tảng công nghệ.

Có gần 50% tài xế công nghệ đang hành nghề tại Hà Nội và TP. HCM. Phần lớn lái xe công nghệ là người ngoại tỉnh, nữ chiếm 5%.

Các tài xế công nghệ có xuất thân đa dạng từ tài xế xe truyền thống chuyển sang, lao động tự do, sinh viên, công nhân, người buôn bán nhỏ; 25% tài xế có trình độ tiểu học và trung học cơ sở; tỷ lệ có trình độ cao đẳng trở lên là 26%.

Đáng chú ý, có 2/3 các tài xế công nghệ đã có gia đình và 60% trong số họ đang gánh trách nhiệm lớn lao là kiếm tiền để nuôi dưỡng từ 2 người trở lên.

Trong khi, thu nhập từ nguồn tài xế xe máy bình quân là 318.000 đồng/ngày và 7 triệu đồng/tháng; tài xế ô tô là 564.000 đồng/ngày và 12 triệu đồng/tháng (đã trừ phí, xăng).

Ngoài thu nhập trên, các loại thưởng, trợ cấp, chương trình hỗ trợ từ công ty cung ứng dịch vụ với mức khá thấp và không thường xuyên.

Mặc dù mức thu nhập không cao, song tài xế công nghệ phải làm việc rất căng thẳng. Tài xế xe máy 9,2 giờ/ngày, tài xế ô tô 11,2 giờ/ngày; các ngày lễ, tết, ngày nghỉ dường như không có và chịu áp lực giao sớm/đúng giờ…

Ngoài ra, họ còn phải làm việc trong điều kiện vất vả: thời tiết, đường xá, va quệt, tai nạn; chịu áp lực từ khách hàng; mất, hỏng hàng hóa thậm chí cả vấn đề quấy rối tình dục và nhiều hành vi nguy hiểm khác.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, phần lớn các tài xế công nghệ không chú ý tới việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), đặc biệt là nhóm lái xe ít tuổi, thâm niên lái xe thấp.

Chỉ có 42% đã được nghe đến các chế độ an sinh xã hội và 67% không rõ gồm những chế độ gì; biết và nghe về BHXH tự nguyện là 66%, BHYT tự nguyện là 89%.

Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam: Thành lập dễ nhưng tồn tại khó

Thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường thuận lợi nhưng làm sao để doanh nghiệp hoạt động, tồn tại và phát triển được mới ...

Việt Nam thuộc top các thị trường đầu tư mạo hiểm triển vọng nhất khu vực ASEAN

Theo đánh giá của NIC và Do Ventures, hệ sinh thái mạo hiểm của khu vực Đông Nam Á thời gian qua đã chứng kiến ...

Startup vội vàng phát triển mô hình kinh doanh theo chuỗi: "Con dao hai lưỡi"

Ở giai đoạn đầu, startup không nên vội vàng phát triển mô hình kinh doanh theo chuỗi, bởi để thành công còn cần nhiều ...

Linh Đan

Tin liên quan