Nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà luôn muốn chia sẻ văn hoá trà đến với nhiều người

Cập nhật: 08:00 | 02/10/2020 Theo dõi KTCK trên

Chị Ngô Thị Thúy Hà (SN 1977) ở Hà Giang, hiện đang phụ trách kinh doanh của Công ty cổ phần Trà Bách Shan với 26 năm gắn bó với trà và chị luôn muốn chia sẻ văn hoá trà đến nhiều người hơn nữa.

Một cái nhìn rất mới về văn hoá ẩm thực

Bước ngoặt cuộc đời nhờ kinh doanh online của chàng trai Bắc Kạn

Chàng trai trẻ làm “siêu xe” Batmobile với chi phí 500 triệu đồng

26 năm đam mê với trà

Không chỉ phụ trách kinh doanh của Công ty cổ phần Trà Bách Shan, vợ chồng chị Thúy Hà còn có một nhà máy sản xuất trà ở Hà Giang. Cả hai vợ chồng chị đều dành thời gian và tâm huyết để nghiên cứu các dòng trà đặc biệt của Việt Nam.

26 năm đam mê với trà của nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà
Hai vợ chồng chị Thuý Hà

Theo chị Thúy Hà chia sẻ, ngày xưa, bố chị là dân xây dựng, làm cầu đường tại các vùng sản xuất trà ở miền núi, vùng sâu vùng xa thấy được nỗi vất vả của người dân khi thu hái trà. Ở đây ông không chỉ được nhìn thấy cách sản xuất thô sơ mà con chứng kiến tận mắt những cây trà cổ chưa được khai thác và thu hái đúng quy cách. Để có thể phát triển được loại trà cổ này, ông đã hỗ trợ công cụ tặng cho người dân làm để thu mua nguyên liệu bán.

Đầu tiên chỉ là sự hỗ trợ, sau đó, ông đầu tư nhà máy sản xuất. Chính vì vậy, chị Thúy Hà đã được tiếp xúc với trà từ năm 16 tuổi. Ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp với trà thì chị Thúy Hà đã tham gia các chương trình cùng gia đình tại các hội chợ trà lớn trong nước và cả quốc tế.

26 năm đam mê với trà của nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà

Chị Thúy Hà cho biết, bố chị là người đầu tiên đưa trà cổ Hà Giang về với Hà Nội. Từ năm 1999, bố chị đã mang những loại trà cổ của Hà Giang tham gia hội chợ tại triển lãm Vân Hồ, Hoa Lư, Hà Nội. Những dòng trà cao cấp của Hà Giang được trưng bày cạnh các dòng trà ở các vùng khác của Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên trà cổ Hà Giang được đến với Thủ đô để quảng bá dưới hình thức loại trà Shan cổ.

Khẳng định đây là một loại trà sạch tự nhiên, không có chất phụ liệu và không có sự tác động của con người. Cây trà nằm trên vùng núi cao, các cây trà sát nhau không có khoảng cách để có thể lên hái. Những cây trà cổ đó hoàn toàn sống tự nhiên và được thu hái bởi những người dân bản địa thông thuộc địa hình.

26 năm đam mê với trà của nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà

Năm 2001, chị Thuý Hà tốt nghiệp Đại học Luật, ra trường chị không theo nghề Luật mà đến với trà bởi một cơ duyên. Tình cờ đi qua một siêu thị trà lớn, chị vào xem và thấy ở đó có rất nhiều loại trà nổi tiếng như Vinatea, Kim Anh,… Mẫu mã của những sản phẩm đó rất đẹp và bắt mắt, còn sản phẩm của gia đình làm ra chưa được đầu tư khoản bao bì.

Đang mải mê ngắm nghía, nghiên cứu và học hỏi từ các loại trà nổi tiếng đó, thì chị Thuý Hà vô tình gặp Chủ tịch Hội trà và qua câu chuyện của mình, chị Thuý Hà được nhận vào trung tâm xúc tiến thương mại. Ngay khi chị ra trường, gia đình đã hướng để chị làm việc theo ngành học nhưng “cái duyên” đến với trà như là một định mệnh gắn liền với chị.

26 năm đam mê với trà của nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà

26 năm gắn bó với trà, trong đó với 17 năm trong nghề, chị luôn cảm thấy mình có sự may mắn và niềm đam mê cứ chắp nối dần đưa đẩy chị theo nghề. Chị đã và vẫn theo nghề để có thể truyền thêm cảm hứng về trà cho thêm nhiều đối tượng khác nhau.

Gắn kết các thành viên gia đình bằng chén trà

Xu hướng văn hoá trà của Việt Nam hiện nay là trẻ thì uống trà, già thì tập thể dục rất rõ nhưng cách uống trà vẫn theo truyền thống từ ngày xưa. Từ các thế hệ trước am hiểu về truyền thống văn hoá cổ với cách pha trà, thưởng thức theo xa xưa. Còn hiện nay, giới trẻ pha trà và thưởng thức trà hơi hướng hiện đại trên nền cổ.

26 năm đam mê với trà của nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà

Với mong muốn giúp cho các bạn trẻ uống trà đúng cách, uống tốt cho sức khoẻ, chị Thuý Hà đang thực hiện công việc lan toả văn hoá uống trà nhiều hơn đến các bạn trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. “Trẻ nhỏ trong gia đình là sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái rất tốt. Ngoài ra, vợ chồng ngày thường có thể không nói chuyện với nhau nhưng khi ngồi vào bàn trà, họ trở nên cởi mở hơn”, chị Thuý Hà chia sẻ.

Chính từ việc làm của chị giúp gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình rất thành công. Càng thấu hiểu điều đó, chị càng có niềm tin mãnh liệt hơn nữa để đưa văn hoá trà vào các gia đình Việt. Theo chị uống trà nào cũng tốt cho sức khoẻ, nhưng tốt ở những góc độ khác nhau, các loại trà được pha đúng cách, đúng thời điểm thì sẽ tốt cho sức khoẻ rất nhiều.

26 năm đam mê với trà của nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà
Hai vợ chồng chị Thuý Hà thưởng trà bên cây Shan Tuyết cổ thụ

Nói về trà ngày xưa với trà thời nay có sự khác biệt rõ rệt, chị Thuý Hà cho biết: “Nền móng vẫn là trà cổ ngày xưa với cách sản xuất sao bằng củi nhưng thời nay hiện đại có thể sao bằng gas, điện hoặc máy móc tiên tiến. Ngày xưa công nghệ thô sơ không làm giảm được phần đắng, trát trong trà. Với công nghệ, thiết bị, máy móc, con người, nghiên cứu để làm ra các sản phẩm trà không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn mang đến vị thanh và ngọt”.

Uống trà để hỗ trợ tiêu hoá, giúp chuyển hoá thức ăn trong cơ thể. Uống trà vào buổi sáng giúp lưu thông khí huyết, trí óc minh mẫn, một hàm lượng nhỏ cafein trong trà giúp cho tinh thần tỉnh táo, đem đến hiệu quả trong công việc. Buổi trưa, uống hồng trà để bổ sung lượng đường rất tốt, giảm cơn đói. Sau khi ăn trưa xong muốn tiêu hoá thức ăn nhanh thì nên dùng Mạn hảo trà (Loại trà phục cổ trà bánh ngày xưa, dòng trà lên men để càng lâu càng giá trị và chất lượng trà tăng theo thời gian) sau khoảng 15 – 30 phút sẽ không có cảm giác no và đầy bụng nữa. Buổi tối muốn cho cơ thể thanh nhẹ có thể sử dụng bạch trà, hồng trà, mộc trà.

26 năm đam mê với trà của nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà

Trước đây, mọi người có quan điểm uống trà đậm, đắng, trát nhưng với quan điểm từ xưa, đến bây giờ ăn quá nhiều chất thì khi uống trà nên bị bào mòn thành ruột, dẫn đến ảnh hưởng đường ruột. Nếu uống đúng cách có thể khiến da mặt rất đẹp, trắng sáng.

Được nhìn trực tiếp chị Thuý Hà pha trà mới thấy được đôi bàn tay dẻo như đang múa trên bàn trà của chị, điêu luyện và tài tình. Ngồi bên ly trà thơm nồng cùng nghe giai điệu nhẹ nhàng du dương, con người cảm thấy khoan thái, tĩnh tâm. “Người pha trà dành tình cảm cho trà như nào thì khi pha ra chén trà sẽ như vậy, mỗi một loại trà sẽ có cách pha khác nhau mang đến vị đậm, nhạt tuỳ từng loại trà”, chị Thuý Hà chia sẻ.

26 năm đam mê với trà của nghệ nhân trà Ngô Thị Thuý Hà

Nghiên cứu sâu sắc về trà, pha trà bằng tâm và chia sẻ cho mọi người về văn hoá trà bằng tình, chị Thuý Hà đang dần dần đưa trà lên một tầm mới, triển khai rộng rãi hơn với nhiều người, nhiều tầng lớp thế hệ.

Bảng gỗ Kabi giúp trẻ tự lập hơn

Anh Lê Ngọc Anh (SN 1989) tại Hà Nội, hiện là CEO Công ty CP công nghệ và thương mại quốc tế Anh Tú sáng ...

Người giữ gìn bản sắc dân tộc bằng món cơm niêu truyền thống

Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1997) tại Quảng Bình, hiện là Quản lý nhà hàng Cơm niêu truyền thống với quan niệm “Cuộc sống không ...

Nguyễn Công Thắng: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”

Anh Nguyễn Công Thắng (SN 1985) tại Hà Nội, hiện là CEO Công ty Cổ phần Huma Việt Nam (Huma.jsc) luôn yêu thích câu nói: ...

Nguyễn Trang

Tin liên quan