Ngành thép - Hoa Sen Group và thách thức từ dịch corona

Cập nhật: 09:29 | 25/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Nhiều chuyên gia dự báo nhu cầu xuất khẩu của ngành thép sẽ giảm trong quý I/2020 kéo theo hoạt động xây dựng trong nước cũng hạ nhiệt. Từ thực trạng trên, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngành thép cũng sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể.

nganh thep hoa sen group va thach thuc tu dich corona

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu thép có "mở cửa đón hàng xóm" vào Việt Nam?

nganh thep hoa sen group va thach thuc tu dich corona

HSG giảm được hơn 3.300 tỷ nợ vay, lợi nhuận tăng gấp đôi

Dịch virus Corona tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới đang tác động đến kinh tế, giao thương giữa các quốc gia, khu vực bao gồm cả Việt Nam. Đối với ngành thép, nhiều chuyên gia dự báo nhu cầu xuất khẩu sẽ giảm trong quý I/2020 kéo theo hoạt động xây dựng trong nước cũng hạ nhiệt. Từ thực trạng trên, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngành thép cũng sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể.

nganh thep hoa sen group va thach thuc tu dich corona

Trong báo cáo mới nhất về Hoa Sen Group (HSC), Chứng khoản Bản Việt (VCSC) nhận định: "Nỗ lực của HSG đang đối mặt với những thách thức tạm thời đến từ dịch virus corona bùng phát, chúng tôi cho rằng diễn biến này sẽ khiến nhu cầu vật liệu xây dựng chững lại trong thị trường trong nước lẫn xuất khẩu".

Giả định dịch virus corona sẽ đạt đỉnh trước thời điểm cuối quý II năm tài chính 2020 và hoạt động kinh doanh sẽ dần quay về mức bình thường từ quý III niên độ tài chính trở đi, VCSC dự báo tổng sản lượng tôn mạ bán trong năm 2020 còn 1,1 triệu tấn (tương đương năm 2019 và giảm so với con số dự báo trước đây là 1,2 triệu tấn).

Phía HSG, trước sự lan rộng và rủi ro từ dịch virus Covid-19, trái với quan điểm ngành tôn bị ảnh hưởng nặng nề từ việc thiếu nguyên liệu thép cán nóng (HRC) do phải nhập từ thị trường Trung Quốc, đại diện Công ty cho rằng HSG mua HRC từ thị trường Ấn Độ, Nga và mua từ Formosa, nên không bị phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và không bị ảnh hưởng gì.

Năm 2020, HSG sẽ lấy lại đà tăng trưởng sản lượng từ thị trường nội địa

Về HSG, ngày 29/11/2019, Tập đoàn đã tập trung cắt giảm chi phí vận hành và giảm sự phụ thuộc vào vốn vay trong năm 2019 bằng việc đánh đổi tăng trưởng sản lượng (sản lượng bán tôn mạ của HSG giảm 13% trong năm 2019 và 2% trong quý I/2020).

nganh thep hoa sen group va thach thuc tu dich corona
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Cùng với đó, VCSC tiếp tục kỳ vọng công ty sẽ tập trung lấy lại đà tăng trưởng sản lượng bán trong giai đoạn từ năm 2020 trở đi, đặc biệt đối với thị trường trong nước. Chiến lược này cũng phản ánh trong doanh số bán quý 1/2020 của HSG với sản lượng tôn mạ bán trong nước tăng 16% trong khi sản lượng xuất khẩu giảm 16%.

Mặc khác, giá HRC giảm từ mức ổn định 520 USD/tấn trong giai đoạn quý 3/2019 – tháng 8/2019 xuống mức thấp 450 USD/tấn trong tháng 11/2019, sau đó phục hồi về mức 500 USD/tấn vào cuối tháng 1/2020. Mức giảm trong quý 1/2020 tạo ra cơ hội tích lũy HRC với chi phí thấp cho các nhà sản xuất tôn mạ, bao gồm HSG, điều này được phản ánh trong việc biên lợi nhuận gộp quý 1/2020 của HSG tăng đạt 14,5% (mức cao nhất tính theo quý từ năm 2018 đến nay).

Niên độ 2019 - 2020, dự báo ngành thép tiếp tục biến động khó lường, HSG đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ đạt 1,5 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thuần giảm về 28.000 tỷ đồng. Ngược lại, lên kế hoạch tiếp tục tái cấu trúc, giảm áp lực nợ… khiến HSG kỳ vọng nâng cao biên lợi nhuận, LNST dự kiến thu về 400 tỷ đồng, tăng 11% so với niên độ 2018-2019.

Trên thị trường chứng khoán, ghi nhận tại thời điểm 9h25' sáng ngày 25/2, giá cổ phiếu HSG giảm 1,2% xuống mức 7.680 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh tạm tính đạt 446,430 cổ phiếu.

Kết thúc quý I niên độ 2019 - 2020, HSG ghi nhận doanh thu 6.585 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm mạnh đẩy lợi nhuận gộp trong kỳ tăng 57% lên 953 tỷ. Các chi phí được tiết giảm, kết quả LNST hợp nhất của HSG quý đầu niên độ tăng gần gấp đôi cùng kỳ lên 181 tỷ đồng.

Dự báo tăng trưởng 6 - 8% trong năm 2020

Theo nhận định từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2020, dự báo tăng trưởng sản xuất thép Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng nhẹ, khoảng 6 - 8%.

Cụ thể, thép thô sẽ ước đạt gần 18 triệu tấn; sản lượng thép cán nóng (thép cuộn cán nóng dẹt và thép xây dựng) ước đạt khoảng 17,1 triệu tấn.

Năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu một số nguyên liệu như quặng sắt (gần 17 triệu tấn), thép phế (khoảng 5 triệu tấn), thép cuộn cán nóng ước khoảng 5 triệu tấn; Mức tăng trưởng này được nhận định là sẽ thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng của ngành trong năm 2019 vừa qua.

Lý giải vấn đề này, Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, năm 2019 cho thấy những dấu hiệu chậm chạp của thị trường thép toàn cầu và dự kiến trong Quý I năm nay, tiêu thụ ngành vẫn chưa được cải thiện.

Trên toàn cầu, tăng trưởng công suất có thể vượt xa tăng trưởng nhu cầu, dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu và cuối cùng thu hẹp lợi nhuận.

Trong khu vực ASEAN, nhiều dự án thép liên hợp được đề xuất trong ASEAN sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nghiêm trọng và sẽ mất khoảng 20 năm để tiêu thụ thép của ASEAN có thể bắt kịp với công suất này.

Ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt thách thức do sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước, thép nhập khẩu từ nước ngoài; việc siết chặt tín dụng cho vay đối với thị trường bất động sản trong nước; ngoài ra, các công trình xây dựng giãn tiến độ chậm.

nganh thep hoa sen group va thach thuc tu dich corona Thêm mặt hàng thép xuất khẩu Việt bị điều tra chống bán phá giá

TBCKVN - Năm 2019 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió đối với ngành thép Việt khi phải đối diện với nhiều biến động ...

nganh thep hoa sen group va thach thuc tu dich corona Thị trường chứng khoán ngày 06/9: Giữa phiên sáng sắc đỏ quay trở lại

TBCKVN - Thị trường diễn biến tích cực từ đầu phiên, tuy nhiên tâm lí thận trọng vẫn diễn ra khi thanh khoản chỉ duy ...

nganh thep hoa sen group va thach thuc tu dich corona Giải pháp nào cho thép xuất khẩu Việt Nam trong cuộc chiến phòng vệ thương mại?

TBCKVN - Để hạn chế các vụ áp thuế phòng vệ thương mại đối với thép xuất khẩu của Việt Nam, doanh nghiệp trước khi xuất ...

Yến Thanh