Ngành học chỉ cần 22 điểm, được săn đón bởi các 'ông lớn': Tốt nghiệp là có việc, lương nghìn đô
Một ngành học có cơ hội với mức lương có thể lên đến 100 triệu đồng/tháng, được săn đón ngay từ ghế giảng đường.
Ngành học điểm chuẩn "mềm" nhưng cơ hội nghề rộng lớn
Trong khi nhiều ngành hot như CNTT, Kinh tế, Y Dược có điểm chuẩn chạm ngưỡng 27–28, thì Kỹ thuật Cơ điện tử lại "dễ thở" hơn với mức điểm dao động quanh 22 điểm tại nhiều trường công lập có tiếng. Tuy nhiên, đừng để điểm số thấp khiến bạn lầm tưởng rằng ngành học này "dễ dàng". Ngược lại, đây là lĩnh vực đề cao sự tư duy, tính kỷ luật và đam mê khám phá thế giới máy móc.

Sinh viên Cơ điện tử sẽ được tiếp cận với kiến thức từ nhiều ngành như: cơ khí chính xác, điện – điện tử, tin học, lập trình nhúng, trí tuệ nhân tạo, IoT... Bạn có thể tham gia thiết kế robot, vận hành dây chuyền tự động, xây dựng hệ thống điều khiển thông minh, chế tạo máy bay không người lái hoặc máy in 3D.
Lương khởi điểm "nhàn nhàn" chục triệu, trần thu nhập tới 100 triệu đồng/tháng
Có một thực tế ít người biết: kỹ sư Cơ điện tử không chỉ "ngồi code", mà còn là những người tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao trong ngành công nghiệp, y tế, giao thông, nông nghiệp thông minh... Nhiều sinh viên vừa ra trường đã nhận được mức lương từ 12 – 20 triệu đồng/tháng, nhất là nếu giỏi tay nghề.
Với những người theo lộ trình phát triển chuyên môn, đầu quân cho các tập đoàn lớn như Samsung, Bosch, Intel, ABB... thì mức thu nhập đạt 50–100 triệu đồng/tháng không phải hiếm. Bạn còn có thể làm freelance, dạy học, tư vấn công nghệ để tăng thu nhập.

"Hot hơn" khi doanh nghiệp tự tìm tới sinh viên để tuyển dụng
Ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường, sinh viên Cơ điện tử đã được săn đón từ nhiều doanh nghiệp lớn. Các hội thảo nghề nghiệp, workshop, talkshow chuyên đề, triển lãm robot, hội chợ công nghệ thường có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp FDI.
Nhiều trường đại học đã hợp tác với doanh nghiệp để tổ chức các học kỳ công nghiệp, thực tập tại nhà máy và kích hoạt các CLB sáng tạo kỹ thuật. Có doanh nghiệp tuyển thẳng sinh viên nửa cuối khi thể hiện tốt đồ án, sản phẩm nghiên cứu, đạt giải trong các cuộc thi robot, IoT, in 3D...Chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử khá nặng, bao gồm nhiều môn lý thuyết và thực hành song song: Cơ học, Mạch điện tử, Tự động hóa, Lập trình nhúng, Robot công nghiệp...
Nhiều trường đầu tư phòng lab hiện đại, nhà xưởng mô phỏng thực tế để sinh viên luyện tay nghề. Ngoài giờ lý thuyết, sinh viên có thể tham gia CLB robot, thi Drone Racing, hackathon và các sân chơi sáng tạo khác.