Ngành dệt may và đường vào EU: Doanh nghiệp hoạt động riêng rẽ dễ rủi ro

Cập nhật: 17:35 | 20/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thực tế, nhờ hiệp định EVFTA, Việt Nam có thể thoát khỏi việc bị đánh thuế 9.6% lên hàng may mặc và sẽ theo lộ trình 7 năm để giảm về gần như bằng 0. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang rất lớn.

nganh det may va duong vao eu doanh nghiep hoat dong rieng re de rui ro

Cập nhật diễn biến mới nhất của đồng nhân dân tệ: Nhiều doanh nghiệp nội lo lắng

nganh det may va duong vao eu doanh nghiep hoat dong rieng re de rui ro

Dệt may Việt Nam: Thành công xuất khẩu, lận đận thị trường trong nước

Nếu không đặt ra một chiến lược tốt, dệt may Việt Nam sẽ khó tiếp cận thị trường EU. Đây là thực tế được các đại biểu nêu ra tại tọa đàm "Ngành dệt may Việt Nam trước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hồi đầu tháng 8.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho rằng hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ tạo cơ hội và thuận lợi cho ngành dệt may. Thuế quan với tất cả hàng dệt may sẽ được đưa về 0%, trong đó 77% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, ông Thái cho rằng EVFTA sẽ đặt ra những thách thức cho ngành dệt may Việt Nam với những yêu cầu mạnh mẽ về cải cách.

nganh det may va duong vao eu doanh nghiep hoat dong rieng re de rui ro

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng nhìn nhận để tận dụng được cơ hội từ EVFTA mang lại, ngành dệt may đang gặp phải nút thắt về nguồn cung thiếu hụt, tức phải đáp ứng quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do này.

Theo ông Vũ Đức Giang, để tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, địa phương cần hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp nhằm phát triển phần cung thiếu hụt. Đặc biệt với EU, dệt may Việt Nam phải đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng vấn đề nguồn cung nguyên liệu ngành dệt may là thách thức không chỉ cho ngành dệt may. Nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi.

“Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng 90% nguyên phụ liệu của ta đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định” - bà Trang chia sẻ.

Bà Trang cho rằng, dệt may không được đánh giá là ngành hưởng lợi nhất trong tăng trưởng sản lượng hay tăng trưởng xuất khẩu sang EU nhưng đây là ngành hưởng lợi nhất từ phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Với những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng như trong nhiều hiệp định khác, đó là động cơ để thu hút đầu tư của trong nước và nước ngoài vào ngành dệt và dệt nhuộm ở Việt Nam.

Tuy vậy, ông Vũ Đức Giang nêu thực tế việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào công nghiệp nhuộm vải gặp không ít khó khăn từ các địa phương. Theo đó, hàng loạt địa phương đang từ chối các dự án dệt nhuộm vì lo ngại ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Giang cho rằng đây là vấn đề nhận thức chưa toàn diện của các địa phương. “Hệ thống công nghệ xử lý nước thải của thế giới tiên tiến vô cùng. Chúng tôi đầu tư tư một nhà máy ở khu công nghiệp Bảo Minh, đứng sát nhà máy không thấy mùi, không thấy nước có màu đậm như trước đây nữa. Chúng ta cũng đã đến giai đoạn tái sử dụng nguồn nước thải để sản xuất” - Ông Giang nói.

Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam mong muốn các địa phương không nên quá lo lắng vấn đề này. Các đối tác cũng đánh giá khắt khe về môi trường. Nếu không tuân thủ điều khoản về môi trường thì họ cũng không mua hàng của Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO: EU là thị trường cực kỳ lớn và vô cùng hấp dẫn cho ngành dệt may. Năm 2018, dệt may Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu là 5,6 tỉ USD. Đó là con số rất lớn nhưng cũng chỉ chiếm 2,02% tổng lượng nhập khẩu hàng dệt may của châu Âu mà thôi. Điều đó cho thấy dư địa của thị trường châu Âu là rất lớn. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Năm nay chúng tôi đặt ra mục tiêu xuất khẩu 40 tỉ USD hàng dệt may Việt Nam. Trong đó, thị trường lớn nhất là Mỹ chiếm 42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam. Đứng thứ hai là thị trường EU, khả năng chiếm 21,5% so với mục tiêu đặt ra là 20%. Dệt may Việt Nam đang đứng thứ ba sau Trung Quốc, Ấn Độ nhưng một số nước đang bám đuổi sát sao phía sau. Nếu Việt Nam không đặt ra một chiến lược tốt thì sẽ khó tiếp cận thị trường EU.

Thực tế, nhờ hiệp định EVFTA, Việt Nam có thể thoát khỏi việc bị đánh thuế 9.6% lên hàng may mặc và sẽ theo lộ trình 7 năm để giảm về gần như bằng 0. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang rất lớn.

Hai điều khoản làm khó dệt may Việt dễ nhận ra nhất đó là: Sản phẩm muốn được nằm trong danh sách ưu đãi về thuế phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện gồm: Phải có vải sản xuất tại Việt Nam hoặc EU và được sản xuất, hoàn thiện tại Việt Nam.

nganh det may va duong vao eu doanh nghiep hoat dong rieng re de rui ro

Liên quan đến vấn đề này, Báo điện tử TBCK xin dẫn bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Trọng Phi, Chủ tịch Tập đoàn Giovanni Group với Báo Pháp luật TP. HCM.

Tác động của EVFTA tới ngành may mặc của Việt Nam?

Ông Nguyễn Trọng Phi: Tôi cho rằng EVFTA đã đánh trúng vào điểm yếu của ngành may mặc Việt Nam bởi sản xuất nguyên phụ liệu ngành may chưa bao giờ là thế mạnh của chúng ta.

Có một điều khoản về xuất xứ linh hoạt được áp dụng đó là nếu Việt Nam không có đủ nguồn vải tự sản xuất thì có thể nhập khẩu vải từ một nước thứ ba đã có FTA với EU, mà cụ thể ở đây là Hàn Quốc, và sau đó là Nhật Bản. Tuy nhiên, nó cũng sẽ mất đi tính chủ động trong sản xuất của Việt Nam, và giá vải từ hai nước này không hề rẻ, gây suy giảm sức cạnh tranh của sản phẩm từ Việt Nam.

Nếu chúng ta vẫn giữ nguyên hiện trạng thì EVFTA sẽ chỉ có lợi cho doanh nghiệp từ EU chứ phía Việt Nam chưa thể tận dụng tối đa được lợi thế từ Hiệp định này.

Theo EVFTA, phía EU cho phép quốc gia xuất khẩu tự chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá. Điều này liệu có tạo kẽ hở cho các hiện tượng khai báo không đúng sự thật không thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Phi: EVFTA đề cao tính minh bạch và trung thực. Nếu phía EU phát hiện doanh nghiệp Việt Nam có hành vi cố tình gian dối hoặc vô tình gian dối về nguồn gốc hàng hóa, nguyên phụ liệu thì cả ngành may mặc sẽ phải chịu những chế tài trừng phạt từ EU theo đúng thỏa thuận.

Và hành vi sai phạm này không nhất thiết phải xảy ra vào thời điểm hiện tại, EU có thể truy ngược lại những đơn hàng trong quá khứ để xác minh nguồn gốc và họ vẫn có thể trừng phạt như thường.

Nếu các doanh nghiêp dệt may Việt Nam hoạt động đơn lẻ rồi đi theo lợi ích cá nhân, thì không chỉ gặp khó khăn khi tham gia vào thị trường EU mà còn tạo ra rủi ro cho cả ngành may mặc của Việt Nam.

Theo tôi, các hiệp hội cần hỗ trợ hội viên về cách thức tham gia EVFTA sao cho tối đa hóa lợi ích nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch, trung thực, nhằm không để rủi ro "con sâu làm rầu nồi canh", bởi EVFTA không phải câu chuyện của một doanh nghiệp mà phải cả của một ngành.

Đề xuất gì nhằm giúp ích cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia EVFTA...

Ông Nguyễn Trọng Phi: Nói riêng về ngành dệt may - da giày, các dự án dệt nhuộm thường vướng phải những quan ngại về vấn đề môi trường bởi định kiến rằng nước thải, chất thải từ khâu dệt, nhuộm rất độc hại.

Việt Nam cần chủ động nhập khẩu công nghệ dệt, nhuộm không phát sinh nước thải công nghiệp và làm chủ được các công nghệ này.

Hơn nữa, các nhà máy dệt, nhuộm vải cần được quy hoạch thành những khu công nghiệp lớn thay vì phát triển nhỏ lẻ, hướng tới Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng các nguyên phụ liệu cao cấp cho thế giới hoặc ít nhất là những nước có FTA với EU.

Việt Nam hiện nay rất hiếm các hội chợ về nguyên phụ liệu cho may mặc, da giày. Chúng ta cần khu triển lãm tầm vóc quốc tế và các khu thương mại mua bán nguyên phụ liệu, để các nhà cung ứng và các nhà sản xuất dễ dàng kết nối nhau, khiến ngành may mặc của Việt Nam liên kết hiệu quả và chặt chẽ...

Nói chung, việc cần làm thì nhiều nhưng gỡ xong dứt điểm từng phần, tôi nghĩ tương lai của ngành có thể lạc quan được.

nganh det may va duong vao eu doanh nghiep hoat dong rieng re de rui ro Ưu đãi khi mua xe Suzuki tháng 8: Hỗ trợ đến 30 triệu

TBCKVN - Ưu đãi khi mua xe Suzuki: Suzuki vừa triển khai chương trình: “Ưu đãi trao tay, rước ngay ô tô Suzuki” từ ngày ...

nganh det may va duong vao eu doanh nghiep hoat dong rieng re de rui ro Cập nhật bảng giá xe ô tô Audi mới nhất tháng 8/2019

TBCKVN - Cập nhật bảng giá xe ô tô Audi Q5, Audi Q7, R8, Audi A3, A4, A5, A6, A7, Audi A8, Q2, Q3, Audi TTs, ...

Quốc Trung