Ngành bán lẻ và cổ phiếu tiềm năng năm 2021

Cập nhật: 15:10 | 21/12/2020 Theo dõi KTCK trên

"Chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng ngành bán lẻ sẽ có nhịp bật trong năm 2021 nhờ vào niềm tin tiêu dùng hồi phục cũng như tin tốt từ Vaccine COVID-19"...

0809-ban-le
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tại thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 4/2020 ghi nhận mức giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2019 và phục hồi mạnh mẽ kể từ tháng 5/2020.

Đến hết tháng 11/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ.

Theo chuyên gia Phan Như Bách của Chứng khoán VNDIRECT: "Chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng ngành bán lẻ sẽ có nhịp bật trong năm 2021 nhờ vào niềm tin tiêu dùng hồi phục cũng như tin tốt từ Vaccine COVID-19".

Theo thông tin, Pfizer Inc. và BioNTech SE có thể phê duyệt vaccine cho Covid-19 vào tháng 12/2020. Kỳ vọng này có thể làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021.

Với Việt Nam, sự ngăn chặn thành công đại dịch của Việt Nam sẽ là yếu tố giúp duy trì tăng trưởng doanh thu bán lẻ vào năm 2021 trước khi tăng mạnh khi vaccine COVID-19 có mặt trên toàn cầu.

Năm 2021, VNDIRECT kỳ vọng tiêu dùng sẽ phục hồi trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch (tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng dự kiến tăng 8,5 - 9% so với cùng kỳ).

Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2025, giá trị gia tăng của ngành thương mại trong nước sẽ đóng góp khoảng 13,5% GDP trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 9 - 9,5% mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2025.

Với giả định tổng giá trị bán lẻ năm 2020 đi ngang so với năm 2019, nhóm phân tích ước tính tổng giá trị bán lẻ sẽ đạt gần 350 tỷ USD vào năm 2025 - gấp 1,6 lần so với năm 2020.

Có bốn xu hướng chính của ngành bán lẻ sau đại dịch:

- Các công ty bán lẻ lớn nắm bắt cơ hội để tăng trưởng thị phần;

- Thay đổi chi tiêu của người tiêu dùng sang các mặt hàng thiết yếu mang lại thuận lợi cho các nhà bán lẻ;

- COVID-19 thúc đẩy nền kinh tế trực tuyến;

- Các nhà phát triển bất động sản thương mại tận hưởng dòng chảy của các thương hiệu quốc tế vào Việt Nam.

Khuyến nghị với cổ phiếu MWG

0122-mwg

Diễn biến giá cổ phiếu MWG 6 tháng gần đây

Gợi ý về một cổ phiếu ngành có thể đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT gợi ý với mã MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG).

Theo đó, tại báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020, MWG đã ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 81.352 tỷ đồng (tăng 6%); lợi nhuận sau thuế là 2.978 tỷ đồng (tăng 0,05%).

Như vậy, từ sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam vào tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên MWG ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế lũy kế dương so với cùng kỳ năm 2019. Với kết quả này, công ty đã thực hiện 74% kế hoạch doanh thu và 86% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm 2020.

Trên thị trường chứng khoán, 6 tháng gần nhất, cổ phiếu MWG cũng đã cho thấy tín hiệu hồi phục mạnh mẽ sau khi về đáy tháng 3/2020. Ghi nhận tại thời điểm tháng 8, khi về sát ngương 70.000 đồng, cổ phiếu này đã liên tục bật tăng và thị giá được đẩy lên mức 116.xxx đồng khi kết phiên ngày 21/12 - (tăng hơn 4x.000 đồng).

Thị trường chứng khoán ngày 21/12/2020: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Chứng khoán phiên sáng ngày 21/12: VN-Index tăng gần 6 điểm

Về cuối phiên sáng ngày 21/12, áp lực bán ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn dâng cao trong đó các mã như SAB, VCB, ...

Giá thép hôm nay 21/12: Chưa dứt đà tăng

Giá thép hôm nay tăng lên mức 4.451 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép của Ấn Độ đang ở mức ...

Quân Vương