Ngân hàng tuần qua: Nợ xấu tăng nhanh phản ánh khó khăn của nền kinh tế

Cập nhật: 18:46 | 05/11/2023 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt hồi phục; Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý III/2023; NHNN hút ròng hơn 11.000 tỷ đồng trong tuần qua; tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh… là những thông tin nổi bật trong tuần qua.

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt hồi phục trong tuần qua

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua ghi nhận nhiều giao dịch tích cực hơn khi có 15/27 mã tăng giá. Trong đó, OCB tăng mạnh nhất (+11,2%) và đóng cửa ngày 3/11 ở mức 13.900 đồng/cp. Cổ phiếu này đã có chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp, đồng thời thanh khoản cũng tăng mạnh so với mặt bằng những tuần trước.

Cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là MSB với mức tăng 8,1% trong tuần qua lên 13.300 đồng/cp. Thanh khoản khớp lệnh MSB đạt hơn 400 tỷ đồng trong tuần qua, tương đương với tuần trước.

MSB mới đây công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với chỉ tiêu lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng, hoàn thành 83% kế hoạch năm. Mức lợi nhuận này tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi (CASA) đạt 27,71%, đánh dấu sự hồi phục sau 2 quý nghịch chiều, và đứng Top 4 trong hệ thống hiện nay.

Các mã tăng mạnh tiếp theo còn có NAB (+7,5%), HDB (+6,4%), TCB (+4,9%), VCB (+4,6%),…Cổ phiếu HDB có 4/5 phiên đóng cửa trong sắc xanh, đặc biệt phiên giao dịch cuối tuần tăng 4,26% với thanh khoản tăng mạnh. Giá trị giao dịch khớp lệnh HDB tuần qua đạt 831 tỷ đồng, tăng 30% so với tuần trước. Cổ phiếu HDB là một trong 3 mã ngân hàng có thanh khoản lớn nhất tuần. Công bố kết quả kinh doanh mới đây, HDBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 8.600 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ. HDBank là ngân hàng có tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng mạnh nhất từ đầu năm đến nay.

Chiều ngược lại, một số mã ngân hàng tiếp tục giảm tuần qua như SSB (-4,9%), VAB (-4,3%), VPB (-2%),…Trong đó, cổ phiếu SSB diễn biến khá tích cực các phiên giữa tuần nhưng bất ngờ giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Ngày 3/11, SSB suýt giảm kịch biên độ khi đóng cửa ở giá 24.300 đồng/cp (-6,36%).

Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý III/2023

Kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến sức khỏe của doanh nghiệp khiến nhiều khoản nợ vay khó trả đúng hạn, dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng là điều khó tránh.

Tỷ lệ nợ xấu gia tăng của các ngân hàng trong quý III/2023 phản ánh chân thực nhất về những khó khăn trong nền kinh tế. Theo thống kê, một số ngân hàng thương mại thậm chí gia tăng tỷ lệ nợ xấu gấp 2 đến 3 lần gây lo ngại rủi ro của nền kinh tế.

Nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Saigonbank đến cuối tháng 9/2023 tăng 9,4% với 435 tỷ đồng đưa tỷ lệ nợ xấu nhích lên 2,23%. Tương tự, chất lượng nợ vay của PGBank cũng không mấy cải thiện khi tổng nợ xấu tại thời điểm 30/09/2023 là 796 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm 2023. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất. Kết quả này đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 2,56% lên 2,61%...

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng của ABBank cung từ mức 2,88% đầu năm lên 3,51% đến cuối tháng 9/2023. Vì thế, Ngân hàng phải dành ra gần 1.051 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 99% so với cùng kỳ năm trước, do đó ABBank chỉ còn lãi hơn 708 tỷ đồng trước thuế sau 3 quý đầu năm, giảm 59% so với cùng kỳ. So kế hoạch 2.826 tỷ đồng lãi cả năm, nhà băng này thực hiện được 25% sau 9 tháng.

Tại VietABank hơn 96% nợ có khả năng mất vốn, chiếm hơn 1.000 tỷ đồng trong tổng nợ xấu. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tang từ mức 1,53% đầu năm lên 1,69%.

Tỷ lệ nợ xấu ở một số nhà băng vượt 3% đến cuối quý III/2023 như: VietBank từ 3,65% đầu năm nay lên 4,06% đến cuối quý III/2023; Tổng nợ xấu tính đến ngày 30/09/2023 của BaoVietBank là 1,536 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay nâng từ 3,34% đầu năm lên 3,98%...

Theo ghi nhận, tổng nợ xấu của các ngân hàng đến cuối quý III/2023 tăng 52% so với đầu năm lên hơn 210.000 tỷ đồng. Trong đó, có 19 ngân hàng có nợ xấu ghi nhận tăng trưởng hai chữ số, 6 ngân hàng ghi nhận nợ xấu ba chữ số so với thời điểm cuối năm trước, không có ngân hàng nào có nợ xấu giảm.

Kể cả với ngân hàng lớn như Vietcombank, luôn nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt trong ngành cũng có thêm hơn 6.500 tỷ đồng nợ xấu sau 3 quý đầu năm nay, tương đương mức tăng 84%, với 14.393 tỷ đồng đưa tỷ lệ nợ xấu từ 0,68% cuối năm trước lên 1,21%, song con số này vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng hiện nay.

Trong đó, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 87,5%; nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gấp 7,1 lần; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gấp 7,3 lần con số cuối năm trước trong khi nợ nhóm 5 giảm 14%.

Mặt khác, tuy nợ xấu tăng, Vietcombank cũng tăng mạnh bộ đệm dự phòng rủi ro thêm gần 57% với 38.872 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 270%, giảm so với ngưỡng 385% vào cuối quý II nhưng vẫn ở mức cao so với bình quân ngành.

Trong nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước, VietinBank là ngân hàng có mức tăng nợ xấu thấp nhất (20%) với gần 19.000 tỷ đồng trong khi BIDV là ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất với 26.394 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm trước và là ngân hàng có số dư nợ xấu cao thứ hai trong nhóm khảo sát.

Nợ xấu đang tiếp tục gia tăng, nguyên nhân lớn nhất được cho là do khó khăn của các doanh nghiệp. Trong đó có yếu tố xuất phát từ đại dịch COVID-19 và các cuộc xung đột Nga – Ukraine hay gần đây là xung đột tại Trung Đông đẩy phí nguyên liệu lên rất cao, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sau đại dịch sức cầu chung của thế giới cũng như sức cầu của việt Nam rất yếu bởi doanh nghiệp suy yếu, thu nhập của người dân cũng giảm. Điều này đang tạo ra môi trường hết sức khó khăn không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cập nhật đến tháng 7/2023 cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 3,56%, cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 6,16% so với tổng dư nợ.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, công tác xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài làm suy giảm khả năng trả nợ. Khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện, thiếu các cơ chế và chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.

Trong đó, thị trường bất động sản tiếp tục tình trạng thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 7/2022 là 1,8%, tháng 7/2023 là 2,58%).

Giới phân tích cho rằng, khủng hoảng nợ tại các doanh nghiệp là nguyên nhân khiến nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng nhanh chóng trong thời gian qua, gây rủi ro cho nền kinh tế. Do đó, theo các chuyên gia phân tích, cần hỗ trợ các ngân hàng xử lý nếu không sẽ không có nguồn tiền để tái tục cho vay.

NHNN hút ròng hơn 11.000 tỷ đồng trong tuần qua

Tuần qua, trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, NHNN đã chuyển từ trạng thái bơm ròng sang hút ròng.

Ngân hàng tuần qua: Nợ xấu tăng nhanh phản ánh khó khăn của nền kinh tế
Hình minh họa.

Trong phiên ngày 3/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành 10.000 tỷ đồng tín phiếu với kỳ hạn 28 ngày và lãi suất 1,5%.

Cũng trong ngày 3/11, lô tín phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng đến thời điểm đáo hạn. Do vậy, mức bơm/hút ròng trong ngày 3/11 bằng 0.

Xét trong cả tuần vừa qua (từ ngày 30/10 đến 3/11), NHNN đã phát hành được 58.200 tỷ đồng tín phiếu mới với kỳ hạn 28 ngày và đều ở mức lãi suất 1,5%/năm. Song song với đó, 5 lô tín phiếu cũng đã đáo hạn, theo đó bơm trả lại cho thị trường 46.900 tỷ đồng thanh khoản. Chính vì vậy, trong tuần qua, nhà điều hành đã hút ròng 11.300 tỷ đồng.

Vào ngày 3/11, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành đạt hơn 204.600 tỷ đồng, cao hơn khoảng 10.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối tuần trước.

Trong tuần tới, sẽ có thêm 65.000 tỷ đồng tín phiếu đến thời gian đáo hạn. Nếu xét cả tháng 11, dự kiến sẽ có 19 lô tín phiếu sắp đáo hạn, trả lại cho thị trường gần 195.000 tỷ đồng thanh khoản.

Động thái NHNN chuyển sang trạng thái hút ròng xảy ra trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã quay đầu giảm mạnh từ mức 2,84%/năm ghi nhận vào ngày 24/10. Trong phiên 2/11, lãi suất liên ngân hàng qua đêm ở mức 0,99%/năm, thấp hơn một chút so với ngày hôm trước.

Được biết, với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp tuần này, chênh lệch giữa lãi suất qua đêm có đảm bảo (SOFR) và lãi suất liên ngân hàng qua đêm đang ở mức khoảng 4,3%, tăng đáng kể so với mức chênh lệch khoảng 2,5% ghi nhận vào đầu tuần trước. Chênh lệch lãi suất USD - VND tăng cao đang gây thêm áp lực cho tỷ giá.

Ngoài ra, các kỳ hạn dài hơn, lãi suất cũng đã sụt giảm đáng kể so với mức đỉnh ngắn hạn được thiết lập vào hôm 24/10. Cụ thể, kỳ hạn 1 tuần đã giảm từ 3,08% về 1,29%/năm; kỳ hạn 1 tháng giảm từ 3,2% về 1,82%/năm và kỳ hạn 3 tháng giảm từ 4,53% về 3,71%/năm.

Trước đó, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đã bắt đầu tiệm cận lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 1 - 3 tháng trên thị trường 1.

Theo chứng khoán ACB (ABCS), nếu mức lãi suất này tăng thêm nữa và duy trì một thời gian, sẽ có thể thúc đẩy các ngân hàng quay trở lại tăng lãi suất huy động tiết kiệm và tạo ra hiệu ứng domino trên hệ thống. Trong khi đó, tỷ giá đã tăng mạnh trong thời gian qua (tăng 1,12%) và chỉ còn cách đỉnh 24.888 VND/USD năm 2022 không xa.

"Do vậy, bất kỳ một sự biến động tăng nào của lãi suất hoặc tỷ giá trong những ngày tới, cũng có thể dẫn tới việc NHNN sẽ áp dụng thêm các chính sách mới nhằm đạt được mục tiêu ổn định và cân bằng", chuyên gia ACBS dự báo.

Theo Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), với việc lãi suất liên ngân hàng qua đêm quay trở lại mức rất thấp, tỷ giá liên ngân hàng vẫn ở mức cao và chênh lệch lãi suất VND/USD duy trì cao kích thích hoạt động giao dịch đầu cơ gây áp lực lên tỷ giá, NHNN sẽ vẫn tiếp tục phát hành thêm tín phiếu mới để thay thế những tín phiếu đã đáo hạn.

Cạn “của để dành” để trích lập dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh

Cụ thể, theo thống kê tại 28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2023, hiện tổng số dư dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng 16,7% so với thời điểm đầu năm 2023, lên gần 200.000 tỷ đồng đến hết quý III. Tuy vậy, vẫn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng nợ xấu (tăng 52%).

Chính vì vậy, có đến 27/28 ngân hàng đã báo cáo tài chính quý III với tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ xấu) giảm so với đầu năm nay, kể cả những ngân hàng lớn. Theo thống kê, những ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh nhất gồm MBBank, TPBank, LPBank, Sacombank, ACB, Techcombank giảm lần lượt 116,1%, 88%, 74,6%, 66,8%, 64,7%, 64,3% so với đầu năm 2023.

Ở chiều ngược lại, duy nhất một ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên so cuối thời điểm hồi đầu năm đó là BaoVietBank khi đạt 30%, tăng 0,8% so với đầu năm nay.

Tuy vậy, tính đến cuối quý III/2023, tỷ lệ bao phủ dự phòng rủi ro của các ngân hàng vẫn ở mức khá cao, như MBBank đạt 122%, ACB đạt 94,6%, Techcombank đạt 93%, LPBank đạt 67%, Sacombank đạt 64,2% và TPBank đạt 47%.

Tính đến thời điểm hiện tại, Vietcombank vẫn đang là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong ngành khi đạt mức hơn 270% đến cuối tháng 9/2023, dù đã giảm gần 50% so với thời điểm hồi đầu năm, nguyên nhân do số dư nợ xấu của nhà băng này đến cuối quý III/2023 tăng 84%.

Tương tự, BIDV, Vietinbank, Bac A Bank cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm trong 9 tháng đầu năm nay, với mức giảm lần lượt 58,5%, 15,9% và 59,6%. Song tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các nhà băng này vẫn tương đối cao so với ngân hàng top dưới. Cụ thể, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietinbank đến cuối quý III/2023 đạt 172,4%, BIDV đạt 158,4% và Bac A Bank đạt 144,2% so với thời điểm hồi đầu năm.

Nguyên nhân tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hầu hết ngân hàng giảm là do nợ xấu có dấu hiệu gia tăng trong 9 tháng đầu năm nay, nhất là vào quý III/2023. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng của các ngân hàng trong quý III/2023 phản ánh chân thực nhất về những khó khăn trong nền kinh tế.

Đến cuối quý III/2023, tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng đã vượt 3% như: VietBank từ 3,65% đầu năm nay lên 4,06% đến cuối quý III/2023 kéo tỷ lệ bao phủ nợ xấu xuống 26%, giảm nhẹ so với đầu năm nay. Trong khi đó, tổng nợ xấu tính đến ngày 30/09/2023 của BaoVietBank là 1.536 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay nâng từ 3,34% đầu năm lên 3,98%... nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng 0,8%.

Theo ghi nhận, tổng nợ xấu của 28 ngân hàng đã báo cáo tài chính đến cuối quý III/2023 tăng 52% so với đầu năm lên hơn 210.000 tỷ đồng. Trong đó, có 19 ngân hàng có nợ xấu tăng trưởng hai chữ số, 6 ngân hàng nợ xấu ba chữ số so với thời điểm cuối năm trước, không có ngân hàng nào có nợ xấu giảm.

Kể cả với ngân hàng lớn như Vietcombank, luôn nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt trong ngành cũng có thêm hơn 6.500 tỷ đồng nợ xấu sau 3 quý đầu năm nay, tương đương mức tăng 84%, đạt 14.393 tỷ đồng, đã đưa tỷ lệ nợ xấu từ 0,68% cuối năm trước lên 1,21%, song con số này vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng hiện nay.

Trong đó, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 87,5%; nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gấp 7,1 lần; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gấp 7,3 lần con số cuối năm trước trong khi nợ nhóm 5 giảm 14%. Tuy nợ xấu tăng, nhưng Vietcombank cũng tăng mạnh bộ đệm dự phòng rủi ro thêm gần 57% với 38.872 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 270%, dù đã giảm so với ngưỡng 385% vào cuối quý II nhưng vẫn ở mức cao so với bình quân ngành.

BIDV là ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất với 26.394 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm trước. Trong nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước, VietinBank là ngân hàng có mức tăng nợ xấu thấp nhất (tăng 20% so với đầu năm) với gần 19.000 tỷ đồng.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng Bộ môn Tài chính - Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, rủi ro là khó tránh nếu nợ xấu tăng, tỷ lệ bao phủ dự phòng giảm. Tuy nhiên, hiện nay, Ngân hàng cũng dần cạn “của để dành” để trích lập thêm dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động trong năm nay lại khá cao nên buộc lòng trích giảm dự phòng.

TS Huân cho biết thêm, lợi nhuận ngân hàng năm nay sẽ giảm so với năm 2022 nhưng không nhiều, bởi lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào thu nhập từ lãi và phi tín dụng, nhưng tín dụng của toàn ngành đến cuối tháng 10/2023 mới tăng hơn 7% (theo số liệu NHNN đưa ra), trong khi nguồn thu phí tín dụng khó tăng.

BIDV nắm giữ ngôi quán quân tiền gửi sau 9 tháng

Cụ thể, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm trong thời gian qua, sau khi lập đỉnh vào tháng 11/2022, lãi suất huy động vẫn đang trong quá trình “dò đáy”. Tuy vậy, theo thống kê từ báo cáo tài chính quý 3/2023 tại 28 ngân hàng công bố (ngoại trừ Agribank vẫn chưa công bố) cho thấy, tổng lượng tiền gửi của khách hàng vẫn tăng 11,5% so với thời điểm hồi cuối năm 2022, đạt hơn 9,3 triệu tỷ đồng.

Theo dữ liệu thống kê, ngoại trừ TPBank, tất cả các ngân hàng còn lại đều ghi nhận số dư tiền gửi tăng lên sau 9 tháng. Trong đó, nắm giữ 3 vị trí đầu tiên về lượng tiền gửi thuộc về cả 3 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước, theo thứ tự từ cao đến thấp lần lượt là BIDV, Vietcombank và Vietinbank.

Cụ thể, đứng đầu danh sách tiền gửi thuộc về BIDV với hơn 1,58 triệu tỷ tiền gửi khách hàng, tăng 7,5% so với thời điểm hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 84% lượng tiền gửi tại nhà băng và đóng góp gần 59.200 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ hai là Vietcombank với số dư tiền gửi là 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ với quy mô tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt gần 400.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối quý 3, tỷ lệ CASA cũng tăng lên hơn 29,5%.

Vị trí thứ ba thuộc về Vietinbank với mức tiền gửi tăng 5% lên 1,31 triệu tỷ đồng. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn đạt 1,048 triệu tỷ đồng, tăng 5%.

Ngoài ra, ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, Sacombank tiếp tục giữ vững phong độ về tiền gửi với vị trí thứ tư cùng số dư đạt gần 508.000 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cuối năm ngoái. Trong đó tăng chủ yếu tại tiền, vàng gửi có kỳ hạn lên 419.892 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, những ngân hàng khác góp mặt trong top 10 ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng cao nhất lần lượt là: MBBank, ACB, SHB, VPBank, Techcombank và HDBank.

Đáng chú ý, mặc dù xếp ở vị trí cuối cùng trong top 10 nhưng HDBank lại là ngân hàng có lượng tiền gửi tăng trưởng mạnh nhất với 58%, đạt 341.713 tỷ đồng. Với nhóm tiền gửi có kỳ hạn tăng 64% lên 317.134 tỷ đồng.

VPBank cũng tăng 39% lên 421.472 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2023, dừng chân tại top 8 với tiền gửi không kỳ hạn tăng 37% lên 69.165 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn tăng 40% lên 350.078 tỷ đồng.

Ở cuối bảng xếp hạng, Saigonbank và PG Bank là 2 ngân hàng có lượng tiền gửi thấp nhất sau 9 tháng với 22.878 tỷ đồng và 34.093 tỷ đồng, tuy nhiên trước bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm mạnh, 2 nhà băng này vẫn tăng trưởng tiền gửi lần lượt 11,6% và 9% so với thời điểm hồi đầu năm.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Hưởng ứng "game" tăng vốn, VCB "gánh" thị trường

Mới đây, một loạt ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn, nhiều mã cổ phiếu ngân hàng cũng theo đó ...

Khối ngoại "xuống" hơn nghìn tỷ đồng gom một cổ phiếu ngân hàng tuần qua

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, khối ngoại giao dịch có phần kém tích cực, dù tổng giá trị giao ...

Thùy Linh (T/H)

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm