Ngân hàng Nhà nước vừa hút ròng thêm 12.000 tỷ đồng

Cập nhật: 16:55 | 23/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Chỉ trong 4 phiên giao dịch vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng tổng cộng 20.500 tỷ đồng. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố (OMO) theo đó giảm xuống mức 14.629,3 tỷ đồng.

5014-nhnn23
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Như thông tin được đưa ra trước đó, trong 3 ngày sau kỳ nghỉ Tết, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 8.500 tỷ đồng. Hôm qua (22/2), tiếp tục có một lượng tiền lớn chảy ngược về.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước vẫn chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố (OMO) với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,5%. Tuy nhiên, không có bất kỳ tổ chức tín dụng nào tiếp cận.

Trái lại, khối lượng đáo hạn trong ngày lên tới 12.000 tỷ đồng, tương ứng số tiền bị Ngân hàng Nhà nước hút ròng.

Như vậy, chỉ trong 4 phiên giao dịch vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tổng cộng 20.500 tỷ đồng. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố theo đó giảm xuống mức 14.629,3 tỷ đồng.

Lãi suất trên liên ngân hàng cũng nhanh chóng hạ nhiệt, tiếp tục giảm 0,14 – 0,17 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên liền trước. Giao dịch tại qua đêm 0,58%; 1 tuần 0,66%; 2 tuần 0,84% và 1 tháng 1,02%.

Theo giới chuyên môn, thị trường vẫn đang thể hiện tính mùa vụ của mình như mọi năm khi dòng tiền nhanh chóng quay lại hệ thống, thanh khoản dần ổn định sau kỳ nghỉ Tết.

4550-omo

Trong khi đó, do sức cầu nền kinh tế khá yếu và dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, một số ngân hàng rục rịch hạ lãi suất cho vay.

Điển hình là Vietcombank quyết định giảm đồng loạt lãi suất tiền vay cho toàn bộ dư nợ hiện hữu và cho vay mới của khách hàng trong thời gian 3 tháng từ 22/2/2021 đến 22/5/2021. Tổng số khách hàng được giảm lãi suất lên đến 105 nghìn khách hàng với quy mô tín dụng 350 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 40% dư nợ của ngân hàng này.

Tại nhóm tư nhân, ngân hàng OCB cho biết đang triển khai nhiều ưu đãi như giảm lãi suất cho vay, miễn phí dịch vụ,… cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và các doanh nghiệp trẻ.

Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá chốt phiên ở mức 23.009 VND/USD, giảm 11 VND so với phiên liền trước.

Chủ yếu vẫn do chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh 50 VND ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 23.800 - 23.850 VND/USD.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tính từ đầu năm đến 16/2/2021, Việt Nam xuất siêu 2.63 tỷ USD, rất khả quan so với mức nhập siêu khiêm tốn của cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Nhà nước cũng giãn tần suất mua ngoại tệ từ hàng ngày sang hàng tuần (từ 17/2) sau khi tuyên bố ngừng mua ngoại tệ giao ngay chuyển sang mua kỳ hạn 6 tháng.

Theo Công ty Chứng khoán SSI, trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ khá thuận lợi và Ngân hàng Nhà nước giảm dần can thiệp vào thị trường, tỷ giá USD/VND nhiều khả năng sẽ đi ngang trong ngắn hạn và có thể giảm nhẹ trong cả năm 2021.

Tại thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp, lợi suất giảm ở kỳ hạn 3 năm trong khi tăng ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể giao dịch tại 3 năm 0,60%; 5 năm 1,05%; 7 năm 1,38%; 10 năm 2,24%; 15 năm 2,45%

Phiên chiều 23/2/2021: VN-Index trụ lại tham chiếu nhờ lực đỡ từ nhóm cổ phiếu ngân hàng

Phiên giao dịch chiều 23/2/2021 diễn ra với những rung lắc khá mạnh. Có thời điểm VN-Index tăng hơn 8 điểm nhưng đã mau chóng ...

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn "hấp dẫn" ngân hàng

Việc tăng gấp đôi, gấp ba lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ đã giúp nhiều ngân hàng giữ phong độ lợi nhuận năm 2020, ...

Thị phần tín dụng ngân hàng nào tăng mạnh nhất 5 năm qua?

Các ngân hàng quốc doanh đã mất 142 điểm cơ bản thị phần tín dụng trong 5 năm qua và Vietcombank là một ngoại lệ, ...

Anh Khôi