Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất tự xử lý tài sản bảo đảm không cần qua tòa án?

Cập nhật: 11:36 | 30/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên, đồng thời phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định. Mặt khác, đề xuất này nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng.

Techcombank cấp vốn 1.500 tỷ đồng cho One Mount Distribution

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố tổng hợp nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, các tổ chức tín dụng và các tổ chức có liên quan đối với đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Ngân hàng Nhà nước từ chối đưa đề xuất một nội dung liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo. Ảnh minh họa
Ngân hàng Nhà nước từ chối đưa đề xuất một nội dung liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo. Ảnh minh họa

Trong đó, các Tổ chức tín dụng đã có nhiều đề nghị về chính sách thu giữ tài sản bảo đảm. Một ngân hàng đã có đề xuất NHNN xem xét bổ sung quy định đối với các Cơ quan công an, UBND cấp xã cần có quy định chế tài mạnh hơn như tham gia cưỡng chế việc thu giữ tài sản bảo đảm cùng Tổ chức tín dụng khi có yêu cầu từ các Tổ chức tín dụng yêu cầu thu giữ.

Tuy nhiên, NHNN không đồng ý với đề xuất này do việc vay và đi vay là quan hệ dân sự giữa bên vay và bên cho vay. Việc đề xuất áp dụng các chế tài cưỡng chế thu giữ dành cho bên vay không trả được nợ khi chưa có bản án, quyết định của Tòa án có thể được xem xét là việc hành chính hóa các quan hệ dân sự. Do đó, chưa có cơ sở để tiếp thu nội dung này.

Một ngân hàng khác thì đề xuất nếu quy định Hợp đồng bảo đảm đã qua thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp thì Tổ chức tín dụng có quyền được xử lý tài sản bảo đảm luôn nếu Khách hàng có các dấu hiệu cần phải xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Hợp đồng bảo đảm và Hợp đồng tín dụng mà không cần phải qua thủ tục khởi kiện tại Tòa án.

Đối với đề xuất này, NHNN cho rằng, việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên, đồng thời phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định. Mặt khác, đề xuất này nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật các Tổ chức tín dụng. Do đó, NHNN không tiếp thu đề xuất.

Tổ chức tín dụng cũng đề xuất quy định rõ về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bất động sản thực tế có sai/khác so với giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu, cơ quan thi hành án vẫn tiếp tục thi hành bản án. Theo đó, đối với việc xử lý các tài sản bảo đảm có sai khác so với giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu, ngân hàng đề nghị Ban soạn thảo xem xét quy định thêm trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong việc thực hiện đăng ký chuyển nhượng cho các tài sản bảo đảm này để việc xử lý được thống nhất, không bị vướng mắc giữa các cơ quan.

Ngoài ra, đối với trường hợp tài sản bảo đảm trên thực tế có khác biệt so với Giấy chứng nhận quyền sở hữu, ngoài việc quy định trách nhiệm của cơ quan thi hành án, ngân hàng đề nghị ban soạn thảo xem xét quy định rõ về phương án xử lý đối với các trường hợp này (khi diện tích/kích thước lớn hơn diện tích, kích thước trên GCN; khi tài sản bảo đảm bị chồng lấn với tài sản của bên khác, khi tài sản bảo đảm có diện tích sai khác so với sổ đỏ vì bị xây chồng lấn ra đất công/đất lưu không…) để khi giải quyết vụ án, tòa án cũng phải có trách nhiệm xem xét, thẩm định kỹ tài sản bảo đảm và tuyên bản án phù hợp với thực tế tài sản bảo đảm, đảm bảo tính khả thi khi thi hành án.

SSI: NIM của Vietcombank sẽ giảm trong quý cuối năm

Theo SSI, Ngân hàng Vietcombank không có nhiều dư địa để cải thiện hệ số LDR do hệ số LDR (theo Thông tư 22) đã ...

4 “ông lớn” ngân hàng được sắp xếp ra sao trong giai đoạn 2022-2025?

Mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp ...

TS. Đinh Thế Hiển: Hết quý I/2023 lãi suất cho vay sẽ hạ nhiệt

TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, trong quý IV/2022, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ hoạt động ổn định và hết quý I/2023 lãi ...

Hoàng Hà (t/h)