Ngân hàng Nhà nước hút ròng trở lại hơn 13.000 tỷ đồng trên hoạt động thị trường mở

Cập nhật: 15:12 | 10/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng trở lại tổng cộng 13.360 tỷ đồng trong tuần vừa qua.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo BVSC, thông qua kênh OMO, Ngân hàng Nhà nước bơm 11.000 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, mức lãi suất trung bình 4,1%) trong khi 52.259 tỷ OMO kỳ hạn 7 và 14 ngày đã đáo hạn.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành trở lại 12.000 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,6%) trên kênh bán hẳn sau một tuần dừng hoạt động. Trong khi 39.900 tỷ đồng tín phiếu phát hành cách đây 4 tuần đã đáo hạn trong tuần này.

Như vậy, tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng trở lại tổng cộng 13.360 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Kết thúc tuần, lượng OMO đang lưu hành giảm xuống còn 11.000 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành giảm xuống còn 83.050 tỷ đồng.

Nguồn: BVSC
Nguồn: BVSC

Trong vòng 1 tuần kể từ ngày 28/7 đến 4/8/2022, Lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần đã có diễn biến giảm trở lại, lần lượt ở mức 0,52% và 0,62% xuống còn 4,16% và 4,08%/năm. Trong khi đó, kỳ hạn 2 tuần tiếp tục tăng thêm 1,46%, lên mức 4,56%/năm.

Nguồn: BVSC
Nguồn: BVSC

Trước đó,lãi suất liên ngân hàng đã tăng mạnh ở tất cả kỳ hạn. Ngày 26/7, lãi suất kỳ hạn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng nhảy vọt lên 5%, gấp 10 lần so với mức lãi suất hồi đầu tháng 6 (khoảng 0,5%). Lãi suất kỳ hạn 1 tuần cũng tăng gấp 4 lần so với đầu tháng 6, lên 4,75%.

Theo các chuyên gia phân tích, việc lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong thời gian qua do ảnh hưởng từ cung cầu, cho thấy rằng thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã chịu áp lực lớn sau khi Ngân hàng Nhà nước tiến hành hút tiền mạnh từ hệ thống.

Trong tháng 7, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực can thiệp thông qua thị trường mở và phát hành tín phiếu để điều tiết thanh khoản tiền đồng trong hệ thống ngân hàng, đồng thời giúp kiềm giữ đà tăng của tỷ giá. Việc phát hành tín phiếu được sử dụng liên tục trong 1 tháng từ 22/6 đến 21/7 nhằm hút bớt tiền đồng ra khỏi hệ thống ở các kỳ hạn khác nhau.

Cũng bởi vì lượng tiền đồng rút ra khỏi hệ thống quá lớn từ cả hai kênh tín phiếu và bán USD, trong tuần cuối tháng 7, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng trở lại nhằm hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn.

Bên cạnh đó, tỷ giá trung tâm tăng nhẹ 6 đồng, từ 23.176 VND/USD lên 23.182 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá tại Ngân hàng Thương mại kết thúc tuần cũng tăng 46 đồng, từ mức 23.343 VND/USD lên mức 23.389 VND/USD.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

NHNH sẽ ưu tiên nới ''room'' cho ngân hàng nào?

Trong báo cáo về hoạt động điều hành tín dụng mới đây, NHNN cho biết đã phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng năm ...

Ngân hàng SeABank được chấp thuận tăng vốn điều lệ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có quyết định chấp thuận thay đổi vốn điều lệ trên giấy phép hoạt động của Ngân hàng ...

Cạn "room" tín dụng, doanh nghiệp khát vốn

Hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng liên tục "nóng" thời gian gần đây khi nhiều ngân hàng dùng hết hạn mức, doanh nghiệp (DN) ...

Thu Thủy

Tin liên quan