Ngân hàng nào đang ôm trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất?

Cập nhật: 09:50 | 14/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng thương mại nắm giữ liên tục giảm từ 71% xuống còn 25% tính đến đầu năm nay.

4827-bank-2
Ngân hàng nào đang ôm trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất?

Các ngân hàng và công ty chứng khoán hiện là những nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường sơ cấp khi nắm giữ đến 52% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm qua, với tổng giá trị lên tới 373.000 tỷ đồng.

Hai nhóm nhà đầu tư này mua 154.000 tỷ đồng, chiếm 68% trái phiếu ngân hàng phát hành, tập trung vào các trái phiếu kỳ hạn ngắn từ 1 - 4 năm và 153.000 tỷ đồng - chiếm 48% trái phiếu bất động sản phát hành.

Xét về giá trị tuyệt đối, ngân hàng đang nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất đang là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với 62.809 tỷ đồng - tăng 34,4% so với cuối năm 2020.

Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) với lượng trái phiếu nắm giữ gần 43.000 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 27.782 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) với 18.577 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng đang sở hữu trên 10.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank).

Không thể phủ nhận trái phiếu là kênh dẫn vốn hiệu quả dành cho doanh nghiệp, giúp giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng nhưng sự phát triển "nóng" của thị trường trái phiếu thời gian qua cũng phát sinh nhiều hệ lụy.

Theo định hướng, các ngân hàng thương mại sẽ tập trung vào kênh tín dụng ngắn hạn và trái phiếu doanh nghiệp sẽ là kênh huy động vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp. Việc các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho doanh nghiệp thông qua đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế hơn.

Báo cáo của SSI cũng chỉ ra rằng, các ngân hàng đang dần thu hẹp vai trò ở cả khía cạnh tổ chức phát hành và nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Tận dụng dư địa, thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch

Hiện nay, các phương thức thanh toán mới, hiện đại như thẻ chíp, thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán qua mã QR, thanh toán ...

Ngân hàng Hàng Hải (MSB) bổ nhiệm hai nữ tướng mới

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) chính thức bổ nhiệm bà Đinh Thị Tố Uyên và bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh giữ chức ...

Tổng mức vay giai đoạn 2022-2024 tối đa khoảng 2.044 nghìn tỷ đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn ...

Thu Thủy

Tin cũ hơn
Xem thêm