Ngân hàng nào có khả năng chống chọi tốt nhất với áp lực NIM thu hẹp?

Cập nhật: 16:08 | 05/12/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo các chuyên gia tại VNDiret, những ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ và tỷ lệ CASA cao sẽ có khả năng chống chọi tốt với việc NIM bị thu hẹp.

Ngân hàng Sacombank sẽ bán 32,5% cổ phần tại VAMC cho nước ngoài?

Ngân hàng giảm lãi suất cho vay dịp cuối năm

Trong 9 tháng đầu năm 2022, diễn biến NIM không đồng đều giữa các ngân hàng. LienVietPostBank, HDBank, và MB đã cải thiện NIM mạnh mẽ, khoảng 60-70 điểm cơ bản trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng vượt trội so với tăng trưởng tiền gửi ở MB và HDBank đã giúp 2 ngân hàng này cải thiện NIM.

Riêng HDBank, sự phục hồi mạnh mẽ của HD Saison cũng đóng góp vào việc NIM được mở rộng. Đối với LienVietPostBank, việc NIM được cải thiện đến từ chi phí vốn giảm mạnh do ngân hàng đã giảm được tỷ trọng giấy tờ có giá với lãi suất cao trong cơ cấu huy động.

Ngân hàng nào có khả năng chống chọi tốt nhất với áp lực NIM thu hẹp?. Ảnh minh họa
Ngân hàng nào có khả năng chống chọi tốt nhất với áp lực NIM thu hẹp?. Ảnh minh họa

NIM của VietinBank, Techcombank, TPBank, và VPBank suy giảm nhiều nhất so với cùng kỳ trong 9 tháng 2022. Đối với VietinBank, NIM giảm chủ yếu đến từ việc ngân hàng đã tiếp tục các gói hỗ trợ lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID trong nửa đầu năm 2022. Với Techcombank và TPBank, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp bị giảm trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp chịu sự quản lý chặt chẽ đã ảnh hưởng xấu đến NIM, do trái phiếu doanh nghiệp thường có lãi suất cao hơn các khoản cho vay thông thường.

Với VPBank, các chuyên gia tại VNDiret cho rằng tăng trưởng tín dụng yếu ở FE Credit đã làm giảm lợi suất sinh lời và NIM hợp nhất. VIB, Vietcombank, và ACB tăng nhẹ NIM 9 tháng 2022 so với cùng kỳ lần lượt ở mức 24/16/11 điểm cơ bản. VIB và ACB đã duy trì được NIM ổn định nhờ tỷ trọng bán lẻ cao.

Với nhóm khách hàng này, ngân hàng thường có thể dễ dàng điều chỉnh lãi suất đầu ra hơn khi lãi suất đầu vào tăng. Với Vietcombank, VNDiret cho rằng NIM được giữ ở mức ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và tỷ lệ CASA duy trì ở mức cao.

Sang năm 2023, với việc áp lực huy động vốn đang tăng cao, VNDiret cho rằng chi phí vốn của ngành ngân hàng sẽ tăng mạnh trong năm tới, gây ảnh hưởng lên NIM. Theo các chuyên gia, lợi suất tài sản (asset yield) khó có thể tăng đủ mạnh để bù đắp do lãi suất cho vay khó tăng mạnh khi chính phủ đang kêu gọi giảm lãi suất để chia sẻ gánh nặng cùng khách hàng.

(Nguồn: NHTM, VNDiret Research)
(Nguồn: NHTM, VNDiret Research)

Trong báo cáo chiến lược đầu tư của VNDiret, cho biết những ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ và tỷ lệ CASA cao sẽ có khả năng chống chọi với việc NIM bị thu hẹp.

Hiện VIB và ACB là hai ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao nhất lần lượt ở mức 87% và 64%. VietinBank, VPBank, TPBank, và MB cũng là những cái tên đáng chú ý khi đã thành công trong việc nâng tỷ trọng bán lẻ trong năm nay.

Trên phương diện CASA, Techcombank, MB và Vietcombank là những ngân hàng có tỷ lệ CASA tốt nhất hệ thống. Vietcombank đặc biệt gây ấn tượng khi đã là một trong số ít ngân hàng cải thiện được tỷ lệ CASA từ đầu năm, với động lực chính đến từ chính sách “zero-fee” ngân hàng đã triển khai từ đầu năm nay.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hoàng Hà (t/h)