Nên cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?

Cập nhật: 09:38 | 17/01/2023 Theo dõi KTCK trên

Lễ cúng tất niên là phong tục lâu đời và mang đậm nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam, với ý nghĩa hoàn tất năm cũ và chào đón năm mới. Nhiều người băn khoăn không biết nên cúng tất niên vào ngày nào.

Những câu đố vui nhộn về bánh chưng ngày Tết 2023 hay và ý nghĩa nhất

Những câu đối Tết chúc mừng năm Quý Mão 2023

Các gia đình báo cáo lên bề trên những gì được, mất trong năm nay, về những gì chưa làm được và mong muốn năm sau sẽ hoàn thành tốt. Đây cũng là dịp để mọi người hưởng thụ, nghỉ ngơi và tận hưởng thành quả của cả năm qua. Lễ cúng tất niên cũng là lúc để gia đình và người thân đoàn tụ sau những tháng ngày lặn lội mưu sinh, tạm thời gác lại những áp lực, cùng nhau tận hưởng không khí đoàn viên ấm áp.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Cúng tất niên vào ngày nào?

Thông thường, lễ cúng tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (tức là ngày 30 tháng Chạp, thường gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 Tết). Năm nay, ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 21/1/2023 Dương lịch.

Tuy nhiên, một số gia đình tổ chức cúng tất niên sớm hơn, có thể là ngày 26, 27, 28 hoặc 29 tháng Chạp. Nhìn chung, thời gian tốt nhất để cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng của năm cũ.

Để cúng tất niên, các gia đình cần chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất để dâng lên gia tiên và những người đã khuất trong gia đình. Sau khi hạ lễ, mọi người sum vầy bên mâm cơm. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới. Sau bữa cơm tất niên, mọi người chuẩn bị cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Mâm Cúng tất niên gồm có những gì?

Mâm cúng tất niên gồm những gì còn phụ thuộc rất nhiều vào phong tục tập quán và văn hóa của từng vùng miền. Tuy nhiên, có những món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng đó là gà, xôi, bánh chưng/bánh tét.

Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng tất niên thường được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, tỉ mỉ với các món ăn truyền thống như gà luộc, canh măng, miến xào, nem, xôi, bánh chưng, dưa muối,…

Ở miền Trung, mâm cơm cúng không quá cầu kỳ và tỉ mỉ như miền Bắc, thường có các món giò lụa, thịt gà, thịt lợn, bánh chưng/bánh tét, đĩa hành muối.

Ở miền Nam, do thời tiết ngày Tết nóng hơn nhiều so với miền Trung và miền Bắc nên thực đơn cúng tất niên thường có canh khổ qua, chả giò, thịt kho trứng, bánh tét, củ kiệu.

Mâm cúng Tất niên có thể là món mặn hoặc món chay. Trên bàn thờ chỉ sử dụng hoa tươi, trái cây tươi, một ít tiền vàng mã tượng trưng. Tùy hoàn cảnh gia đình, mâm cúng Tất niên có thể khác nhau nhưng quan trọng là lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng (T/H)