Năng lượng sạch “khát” kim loại như thế nào?

Cập nhật: 14:52 | 11/09/2023 Theo dõi KTCK trên

Việc xây dựng các hệ thống dự án năng lượng tái tạo cần rất nhiều kim loại. Ví dụ như các ứng dụng điện gió và mặt trời.

Năm 2022, khoảng 12% tổng năng lượng toàn cầu được khai thác từ năng lượng mặt trời và gió, một con số kỷ lục mới khi tăng từ mức 10% vào năm 2021, cho thấy sự phát triển của các nguồn năng lượng sạch trên thế giới. Trong xu hướng đó, các khoáng chất thiết yếu hình thành nên nền tảng của công nghệ năng lượng sạch là trọng tâm của quá trình chuyển đổi này.

Việc xây dựng các hệ thống dự án năng lượng tái tạo cần rất nhiều kim loại. Ví dụ như các ứng dụng điện gió và mặt trời.

Ở đây, năng lượng gió ngoài khơi sử dụng khối lượng kim loại lớn nhất, chỉ riêng nhu cầu về đồng đã đạt khoảng 8.000 kg/MW.

Đồng là kim loại công nghiệp được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới và rất cần thiết cho công nghệ năng lượng tái tạo nhờ tính dẫn điện vượt trội, tính linh hoạt và khả năng tản nhiệt vượt trội so với các kim loại khác. Ngoài ra, tính bền vững của đồng là điều quan trọng, do tỷ lệ tái chế của nó là 100%, nghĩa là có thể được tái sử dụng nhiều lần mà không làm giảm hiệu suất.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sạch sẽ đặt ra nhu cầu lớn hơn về đồng. Một dự án cung cấp điện gió có thể cần từ 4 đến 15 triệu pound đồng.

Trong khi đó, kẽm nổi tiếng là một trong những nguyên tố linh hoạt và quan trọng nhất trong các ứng dụng của con người. Đây là kim loại được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới, sau sắt, nhôm và đồng. Ứng dụng chính của kẽm là dùng trong quá trình mạ điện, tạo ra lớp bảo vệ sắt thép chống lại sự ăn mòn. Việc xây dựng các tấm pin mặt trời và tua bin gió rất cần đến kẽm bởi đặc tính này.

Một dự án điện năng lượng mặt trời 100MWh, có khả năng cung cấp năng lượng cho 110.000 ngôi nhà, cần 240 tấn kẽm. Khi thế giới hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo thì nhu cầu về đồng và kẽm sẽ tiếp tục tăng lên.

Năng lượng sạch “khát” kim loại như thế nào?
KTCK việt hóa

Thông tin mới nhất về các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Đến ngày 25/8/2023, vẫn còn 8 dự án chưa gửi hồ sơ đàm phán; Sản lượng điện phát của các dự án năng lượng tái ...

Nâng tầm vị thế điện gió, điện mặt trời

Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nhiệt điện và thủy điện, trong khi đó, điện gió và điện mặt trời sở hữu lợi thế ...

Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đạt hơn 357 triệu kWh

Tính đến ngày 25/8, chỉ có 20/85 dự án năng lượng tái tạo được phê duyệt giá tạm và công nhận ngày vận hành thương ...

Mộc Trà