Nâng giá mục tiêu cổ phiếu MSN lên 200.000đ/CP, HSBC đặt niềm tin vào những trụ cột nào của Masan?

Cập nhật: 16:01 | 10/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Dòng tiền của các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đổ vào chứng khoán năm 2022. Mặc dù được dự báo sẽ là năm “khó nhằn” đòi hòi các nhà đầu tư phải tìm kiếm cơ hội, “đãi cãi tìm vàng” nhưng Tiêu dùng - Bán lẻ vẫn luôn là ngành đầy sức hút. MSN của Tập đoàn Masan là mã chứng khoán blue chip “thăng hoa” trong năm 2021 và tiếp tục được HSBC nâng giá mục tiêu lên 200.000đ/CP.

Là Tập đoàn đa ngành nhưng dẫn dắt doanh thu và lợi nhuận của Masan trước hết vẫn là nhóm Tiêu dùng – Bán lẻ. Đây cũng là một trong những nhóm ngành đang nhanh chóng tăng trưởng sau nhờ sự phục hồi của sức tiêu thụ trong nước đại dịch.

5913-tyyng-yt-chin-su-la-gia-vy-quen-thuyc-trong-bya-yn-cya-ngyyi-viyt
Tương ớt CHIN-SU là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt

Chiến lược Point of Life xuyên suốt từ offline đến online đón đầu nhu cầu của công dân thế hệ số

“Công dân thế hệ số” gồm Thế hệ Z và Thế hệ Y, dự kiến đối tượng này sẽ chiếm khoảng 40% tổng tiêu thụ của Việt Nam ở năm 2030. Thành viên của thế hệ sành công nghệ số này sống trên mạng và trên điện thoại di động. Gần 70% dân số Việt Nam năm 2020 có sử dụng internet. Quá trình số hóa diễn ra nhanh chóng đang làm thay đổi các kênh và phương pháp trao đổi thông tin hàng ngày của người Việt, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi các doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và doanh nghiệp bán lẻ “sừng sỏ” trong nước không thể bỏ qua.

Xu hướng trực tuyến của lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng ngày càng mạnh mẽ trên thế giới. Chẳng hạn, Walmart đầu tư 16 tỷ USD để thâu tóm 77% cổ phần tại Tập đoàn Flipkart để thâm nhập thị trường TMĐT Ấn Độ. Đồng thời, việc thâu tóm Flipkart cũng tạo thêm sức mạnh để Walmart cạnh tranh trên sân chơi TMĐT toàn cầu.

Năm 2019, nhà bán lẻ hàng đầu của Anh - Marks and Spencer (M&S) đã mua 50% cổ phần của Ocado (siêu thị trực tuyến tại Anh) với giá lên tới 994 triệu USD. Các mặt hàng thực phẩm gắn nhãn của M&S được bán trực tuyến trên Ocado từ tháng 9/2020.

Tháng 5/2021, cái bắt tay giữa Masan và Alibaba được kỳ vọng thay đổi cơ bản cách vận hành của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng của Việt Nam. WinCommerce (WCM - thành viên của Masan) có thể phục vụ người tiêu dùng sản phẩm thiết yếu trên nền tảng online một cách hiệu quả. The CrownX có thể tận dụng dữ liệu 20 triệu khách hàng của Lazada để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, gia tăng sự hiểu biết về khách hàng nhờ ứng dụng phân tích dữ liệu. Ước tính, hợp tác với Lazada sẽ giúp Masan tăng 10% doanh thu bán hàng online và 2% từ phí giao hàng vào năm 2023. Doanh số bán hàng online dù đang chiếm tỉ lệ khiêm tốn (1%) nhưng có tốc độ tăng trưởng chóng mặt và nhu yếu phẩm sẽ trở thành mặt hàng được mua sắm thường xuyên trên Lazada.

5935-hinh-2-yyt-mua-tra-cafe-phuc-long-qua-yng-dyng-di-yyng-va-yyyc-phyc-vy-tyn-nyi
Đặt mua trà, cafe Phúc Long qua ứng dụng di động và được phục vụ tận nơi

Tiếp ngay sau đó, tháng 9/2021, Masan lấn sân sang lĩnh vực viễn thông bằng việc mua 70% cổ phần công ty Mobicast (mạng di động mới Reddi). Reddi được coi là giải pháp để tích hợp sản phẩm lẫn dịch vụ số vào nền tảng tiêu dùng mà hệ sinh thái Masan đang có 15 triệu người thường xuyên sử dụng các dịch vụ số.

Song song với đầu tư vào nền tảng công nghệ, ở các điểm bán offline, yếu tố đa tiện ích, đa trải nghiệm được Masan đề cao. Không chỉ có bà nội trợ vào mua nhu yếu phẩm, WinMart+ giờ đây còn có thêm tập khách hàng trẻ là “fan ruột” của đồ uống thời thượng Phúc Long. Các bạn trẻ có thể vào mua trà-cafe Phúc Long và thực hiện hòa mạng Reddi với nhiều tiện ích tích hợp trong hệ sinh thái họ Masan. Thêm cả hiệu thuốc Phano với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và giao dịch tài chính với ngân hàng tự động Techcombank. Các cửa hàng WinMart+ đa tiện ích này được gọi là mô hình mini-mall. Mô hình này sẽ nhanh chóng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, như hổ mọc thêm cánh với hoạt động nhượng quyền, bắt đầu triển khai từ cuối năm 2021, đầu năm 2022. Nói về sự kiện nhượng quyền thương hiệu bán lẻ đầu tiên ở Viêt Nam, TS.Võ Trí Thành-Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho rằng: “Đối với đối tác tham gia nhượng quyền, họ được “đứng trên vai người khổng lồ”, yên tâm kinh doanh với quy trình vận hành chuyên nghiệp, thương hiệu uy tín, đông đảo khách hàng quen thuộc. Hơn nữa, Masan đã có kinh nghiệm quản trị một tập đoàn lớn, có thành tựu nhất định trong quá trình chuyển đổi số, tích hợp bán hàng đa kênh, có mạng lưới cung ứng bán hàng rộng khắp gắn với tiêu chí chất lượng tốt. Đây là những điểm mạnh để Masan bắt đầu trò chơi nhượng quyền.”

Đây là bước khởi đầu quan trọng trong mục tiêu phát triển 20.000 cửa hàng nhượng quyền, 10.000 cửa hàng tự vận hành, phục vụ 30-50 triệu khách hàng vào năm 2025 của tập đoàn Tiêu dùng - Bán lẻ này.

5957-hinh-3-cya-hang-winmart-theo-mo-hinh-myi-tich-hyp-techcombank-phuc-long-va-phano-pharmacy
Cửa hàng WinMart+ theo mô hình mới tích hợp Techcombank, Phúc Long và Phano Pharmacy

Các sản phẩm tiêu dùng của Masan được cao cấp hóa với nhiều phát kiến mới giúp cải thiện doanh thu

Masan Consumer thành viên đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Masan (Masan nắm 85,7% cổ phần) và có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định do dẫn đầu thị trường trong nhiều mặt hàng FMCG. Công ty này hiện đang sở hữu những thương hiệu hàng đầu trong các mặt hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, nước giải khát. Mỗi ngành hàng mà Masan sở hữu đều có tỉ lệ tăng trưởng một con số ở mức từ trung bình đến cao trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, Masan đã vượt lên thị trường bằng việc tung ra các sản phẩm sáng tạo và mở rộng mạng lưới phân phối. Việc ra mắt nhiều phát kiến mới đóng góp 14,5% vào tăng trưởng doanh thu của giai đoạn này.

Tầng lớp tiêu dùng ngày càng lớn mạnh, trẻ hóa và tốc độ đô thị hóa gia tăng là những yếu tố chính dẫn dắt tăng trưởng của Việt Nam cùng với sự thay đổi về thu nhập. Bên cạnh đó, những thay đổi to lớn về nhân khẩu học và sự thâm nhập của công nghệ sẽ củng cố hơn nữa tính đa dạng của các thị trường tiêu dùng tại Việt Nam. Người tiêu dùng Việt gia nhập tầng lớp trung lưu và đưa các thành phố quy mô trung bình lên bản đồ tiêu dùng. Thị trường sản phẩm hàng hóa tiêu dùng năng động hơn, đòi hỏi chất lượng cao và không ngừng được cải tiến.

Nước mắm, nước tương và tương ớt vốn là những mặt hàng quen thuộc trong chế độ ăn uống của người Việt, là phân khúc mà Masan chiếm ưu thế, nhờ vào việc sở hữu các thương hiệu mạnh (với các nhãn hàng Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử). Các sản phẩm cao cấp tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và nước mắm hảo hạng hiện chiếm tới 14% doanh số bán hàng của hãng trong ngành hàng này. Các phân khúc mới như bột nêm cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ, 31% so với cùng kỳ năm ngoái (Quý 1/2021) và đóng góp 10% vào ngành hàng gia vị.

0030-hinh-4-khach-hang-mua-sym-tyi-cya-hang-winmart-nhyyng-quyyn-tyi-byc-giang
Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ nhượng quyền tại Bắc Giang

Sự tăng trưởng trong phân khúc thực phẩm tiện lợi, bao gồm mì ăn liền (Omachi, Kokomi) và cháo ăn liền (B’fast), cũng được hỗ trợ bởi chiến lược cao cấp hoá sản phẩm và nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng trong ngành hàng này. Với các sản phẩm đồ uống, các thương hiệu như Vinacafe / Phinn (cà phê), Vĩnh Hảo (nước khoáng) và Compact / Hổ vằn (nước tăng lực) đều là những thương hiệu mạnh, được tin dùng.

Trong thời gian tới, Masan Consumer tự tin dự kiến doanh thu thuần tiếp tục tăng trưởng nhờ vào các phát kiến mới, chiến lược cao cấp hóa danh mục thực phẩm, mở rộng quy mô ngành đồ uống và sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình.

PV