MWG có năm đầu tiên nói không với cổ phiếu ESOP, cổ đông có nên lo lắng?

Cập nhật: 14:01 | 20/03/2023 Theo dõi KTCK trên

MWG là doanh nghiệp có truyền thống phát hành cổ phiếu ESOP với một tỷ lệ nhất định kể từ khi lên sàn (tính từ năm 2014)...

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) sắp họp ĐHĐCĐ thường niên 2023. Một điểm rất đáng chú ý trong nội dung các tờ trình cổ đông là HĐQT báo cáo việc không phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) cho năm 2022.

MWG có năm đầu tiên nói không với cổ phiếu ESOP, cổ đông có nên lo lắng?

Lý do được đưa ra là do kết quả kinh doanh năm 2022 không đạt được mức tối thiểu tăng trưởng 10% lợi nhuận so với năm trước.

Trước đó, Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2022 thông qua việc MWG phát hành 2,5% cổ phiếu ESOP trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành. Tuy nhiên trong năm 2022, Công ty chưa thực hiện kế hoạch này.

MWG là doanh nghiệp có truyền thống phát hành cổ phiếu ESOP với một tỷ lệ nhất định kể từ khi lên sàn (tính từ năm 2014). Trong nhiều năm, tại các kỳ họp ĐHCĐ thường niên, Ban lãnh đạo Công ty đều bị cổ đông chất vấn về việc phát hành cổ phiếu ESOP. Với cổ đông, việc phát hành này đem lại quá nhiều ưu ái về quyền lợi cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT đã từng giải thích việc phát hành cổ phiếu ESOP nhằm khích lệ ban điều hành và cán bộ chủ chốt trong việc đưa MWG liên tục phát triển, giữ chân nhân tài. Thậm chí, ông Tài cũng khẳng định nếu chính sách ESOP không còn tồn tại là dấu hiệu phản ánh thành tích của Tập đoàn sẽ không thể duy trì. Vì chính sách ESOP gắn liền với cam kết về tăng trưởng lợi nhuận của Công ty.

Năm 2022, lợi nhuận của MWG lần đầu tiên giảm sau giai đoạn tăng trưởng liên tục suốt từ khi niêm yết. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.100 tỷ đồng, giảm 16% năm trước, thực hiện 65% kế hoạch. Doanh thu đạt 134.722 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước, thực hiện 95% kế hoạch.

Dự đoán cho năm 2023 của MWG cũng có phần không sáng sủa. Công ty đặt mục tiêu doanh thu 135.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.200 tỷ đồng, không tăng nhiều so với năm trước.

MWG cho biết, mục tiêu kinh doanh trên được đưa ra dựa trên tình hình thực tế giai đoạn hiện tại và giả định sức mua sẽ hồi phục tích cực từ quý III. Hiện tại, Công ty đánh giá sức mua điện thoại và điện máy đang giảm mạnh hơn dự báo. Nguyên nhân là vì nhóm khách hàng trung cao cấp đang có tâm lý thận trọng trong quyết định mua các sản phẩm lâu bền và giá trị cao, trong khi nhóm khách hàng thu nhập thấp thì khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay tiêu dùng mua trả góp.

Đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm, tình hình cũng không khả quan hơn khi người tiêu dùng đang có xu hướng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu hoặc mua sản phẩm cùng công dụng nhưng giá thấp hơn.

Về định hướng hoạt động năm 2023, MWG sẽ ưu tiên duy trì doanh thu và bảo vệ dòng tiền, bên cạnh đó là kiểm soát các hạng mục chi phí lớn như chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện… Công ty sẽ tạm ngưng mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang và chuỗi bán lẻ AVAKids, chỉ giữ những cửa hàng có lợi nhuận dương.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch chiều ngày 20/3, cổ phiếu MWG giảm 2,92% về mức 38.250 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 1,7 triệu đơn vị.

Thị trường chứng khoán ngày 20/3/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Báo cáo vĩ mô thị trường năm 2023 của BSC: Trong nguy có cơ!

Theo Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC), dù năm 2022 trải qua sự sụt giảm mạnh nhất hơn chục năm trở lại đây, thị ...

Cổ phiếu thép hồi phục mạnh mẽ: "Chớ chủ quan"

Giá thép đang hồi phục mang lại kỳ vọng về bức tranh tài chính của các doanh nghiệp ngành thép sẽ sáng hơn. Tuy nhiên, ...

Nguyên Nam (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm