Mua lại trái phiếu trước hạn tác động thế nào đến thị thị trường chứng khoán?

Cập nhật: 11:39 | 31/10/2022 Theo dõi KTCK trên

TS Lê Đạt Chí (Trường ĐH Kinh tế TP HCM) nhận định, các Ngân hàng cho vay thông qua việc mua trái phiếu doanh nghiệp và nếu đến thời điểm thanh toán, doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn thì khoản cho vay đó sẽ rơi vào nợ xấu. Do đó, Ngân hàng sẽ phải dùng lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro cho khoản nợ này, ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Đây cũng là yếu tố được cho là tác động không tốt đến cổ phiếu ngành Ngân hàng.

Vì sao Hàn Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp?

Nhiều “ông lớn” mua lại trái phiếu trước hạn

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại đã lên đến hơn 142.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngân hàng tiếp tục dẫn đầu trong nhóm mua lại trái phiếu nhiều nhất từ đầu năm, theo sau là các doanh nghiệp bất động sản.

Mua lại trái phiếu trước hạn tác động thế nào đến thị thị trường chứng khoán?
Khối lượng đáo hạn và khả năng trả gốc và lãi trái phiếu, cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ là yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới. Hình minh họa

Ngoài nhóm ngân hàng, Công ty CP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) là cái tên hiếm hoi đang niêm yết nằm trong danh sách top 20 doanh nghiệp mua lại trái phiếu nhiều nhất từ đầu năm với nhiều đợt mua, tổng giá trị lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.

Mặc dù không nằm trong top đầu nhưng nhiều doanh nghiệp đang niêm yết cũng đã và đang có kế hoạch mua lại lượng lớn trái phiếu trước hạn. Chẳng hạn như Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) đã có 3 đợt mua lại trái phiếu trước hạn từ đầu năm với tổng giá trị hơn 1.150 tỷ đồng; Chứng khoán VIX đã có 2 đợt mua lại trái phiếu trước hạn từ đầu năm với tổng giá trị 500 tỷ đồng;

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (HOSE: BCM) cũng đã mua lại 579 tỷ đồng trái phiếu trước hạn; Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HOSE: AGG) mới đây đã thông qua phương án mua lại 300 tỷ đồng trái phiếu sau khi đã mua lại 680 tỷ đồng trái phiếu trước hạn từ đầu năm.

Nhìn chung, hiện tượng doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước thời hạn xuất hiện hàng loạt kể từ sau sự kiện hủy các lô trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh vào tháng 4 vừa qua. Đặc biệt từ sau vụ việc mới đây là Vạn Thịnh Phát, xu hướng mua lại trái phiếu trước hạn của các doanh nghiệp ngày càng trở nên rầm rộ.

Đáng chú ý, làn sóng mua lại trái phiếu trước hạn diễn ra mạnh mẽ hơn hẳn trong bối cảnh dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán (CTCK) đã bất ngờ tăng trở lại trong quý III vừa qua.

Trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư vẫn rất thận trọng sau những biến động vừa qua, nhiều khả năng, sự gia tăng dư nợ margin thời gian gần đây đến từ các hoạt động đi vay của doanh nghiệp, cổ đông lớn để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn do siết chặt trái phiếu và room tín dụng hạn chế.

Theo ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC, con số này ước tính khoảng 20.000 tỷ đồng trong quý vừa qua. Hiện tại, nguồn tiền của các CTCK còn khá nhiều và chuyên gia này cho rằng xu hướng trên sẽ vẫn có thể tiếp diễn trong quý IV”.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, nguồn lực này cũng bị hạn chế bởi quy định giới hạn cho vay ký quỹ tối đa 2 lần vốn chủ sở hữu. Theo thống kê, tổng vốn chủ sở hữu của các CTCK tại thời điểm cuối quý 3 vào khoảng 180.000 tỷ, tương ứng dư nợ margin tối đa 360.000 tỷ đồng. Như vậy, các CTCK ước tính sẽ còn khoảng 200.000 tỷ đồng có thể cho vay margin trong thời gian tới.

Trong khi đó, áp lực mua lại trái phiếu trước hạn của các doanh nghiệp là rất lớn, nhất là sau khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 16/9. Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật. Ngoài ra, áp lực còn đến từ lượng lớn TPDN sẽ đáo hạn trong thời gian tới.

Hàng chục doanh nghiệp đáo hạn hàng chục ngàn tỷ đồng TPDN trong năm 2023

Trong báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chứng khoán VCBS, ước tính trong quý IV/2022 có khoảng 85.000 tỷ đồng trái phiếu do các Ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản phát hành phải đáo hạn, đồng thời khối lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023 và 2024 ước tính khoảng 790.000 tỷ đồng.

Chứng khoán VNDirect cũng chỉ ra có khoảng 58.840 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ đáo hạn trong quý IV năm nay, trong đó tỉ lệ đáo hạn của trái phiếu do DN bất động sản, NH chiếm lần lượt là 34,1% và 32,9%.

Thực tế, trong dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, từ tháng 8/2023, một số Ngân hàng lớn phải thanh toán hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu do mình phát hành.

Dữ liệu HNX cũng cho thấy, đến tháng 12/2022 có khá nhiều dianh nghiệp bất động sản phải đáo hạn hàng trăm tỷ đồng trái phiếu. Chẳng hạn như có hai doanh nghiệp hạng trung ở TP HCM đến hạn thanh toán tổng số tiền 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, hàng chục doanh nghiệp khác phải đáo hạn hàng chục ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2023.

TS Lê Đạt Chí (Trường ĐH Kinh tế TP HCM) nhận định, các Ngân hàng cho vay thông qua việc mua trái phiếu doanh nghiệp và nếu đến thời điểm thanh toán, doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn thì khoản cho vay đó sẽ rơi vào nợ xấu. Do đó, Ngân hàng sẽ phải dùng lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro cho khoản nợ này, ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Đây cũng là yếu tố này được cho là tác động không tốt đến cổ phiếu ngành Ngân hàng.

"Với việc đến hạn hoặc phải mua lại trước hạn trái phiếu do mình phát hành trước đó, các Ngân hàng phải dùng đến số tiền đang kinh doanh để thanh toán. Khi đó, nguồn vốn của Ngân hàng có thể thiếu hụt, tạo áp lực tăng lãi suất tiền gửi để thu hút vốn nhằm cân đối dòng tiền ra vào" - ông Chí phân tích.

Về phía các doanh nghiệp đến hạn đáo nợ, trong bối cảnh Ngân hàng hạn chế cho vay, doanh nghiệp chỉ còn phương án duy nhất là phát hành mới trái phiếu để thanh toán cho các đợt phát hành trước. Đồng nghĩa với việc, lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán tiếp tục bị hạn chế do dòng tiền lớn khó có thể tham gia trở lại thị trường. Trong khi đó, dòng tiền là yếu tố tiên quyết cho sự hồi phục của thị trường.

“Khối lượng đáo hạn và khả năng trả gốc và lãi trái phiếu, cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ là yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới. Điều này cũng đồng nghĩa rủi ro thanh khoản tăng đối với thị trường tài chính nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt”, VCBS lưu ý.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, cơ hội mở ra cho những người cầm tiền

Mặc dù đã có một tuần giao dịch “dễ thở” hơn, song rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao trước những biến động ...

Vì đâu chứng khoán Việt chưa đồng pha với chứng khoán Mỹ?

Với câu hỏi tại sao chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhưng VN30, VN-Index lại chưa có cú tăng như vậy, liệu Việt Nam có đang ...

Khái niệm bán khống trong đầu tư chứng khoán, cách bán khống và rủi ro khi bán khống

Giao dịch chứng khoán dưới nhiều hình thức, mang lại lợi nhuận khác nhau cho nhà đầu tư. Hoạt động bán khống trong chứng khoán ...

Khánh Vân