Một số mô hình nến Nhật phổ biến trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết

Cập nhật: 16:32 | 17/12/2023 Theo dõi KTCK trên

Mô hình nến được phát bởi một người Nhật Bản. Mô hình nến thể hiện sự thay đổi về một loại chứng khoán trong một khung thời gian xác định.

I. Mô hình nến là gì?

Các mô hình nến trong chứng khoán là các dạng đồ thị hình cây nến. Loại đồ thị này được phát minh trong khoảng những năm 1724 đến 1803 bởi một người Nhật tên là Munehisa Homma.

Mô hình nến sẽ thể hiện sự thay đổi về một loại chứng khoán trong một khung thời gian xác định. Biểu đồ sẽ có hai phần chính là phần thân nến và phần bấc nến.

Phần thân nến sẽ ở giữa hai phần bấc nến, phần thân này thường sẽ có hai màu trắng/ đen hoặc xanh/ đỏ. Đây là khu vực thể hiện sự tăng giảm của một loại chứng khoán. Phần thân nến sẽ nằm giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Còn hai đầu nến sẽ lần lượt là giá cao nhất và giá thấp nhất của một lần giao dịch.

II. Cách đọc biểu đồ nến Nhật

Một cây nến Nhật biểu thị sự giao động của giá cả trong một khoảng thời gian nhất định. Mô hình nến gồm có 2 phần: thân nến và bóng nến.

  • Thân nến thể hiện phạm vi dao động giá ở giữa thời điểm đóng cửa và thời điểm mở cửa.
  • Bóng nến thể hiện phạm vi mức giá trên và dưới của chứng khoán.
  • Nếu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa thì nến biểu hiện xu hướng tăng giá → thường có màu xanh.

Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa thì nến biểu thị xu hướng giảm giá → thường có màu đỏ.

Một số mô hình nến Nhật phổ biến trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết

III. Một số mô hình nến Nhật phổ biến trong chứng khoán

1. Mô hình nến Morning Star

Morning Star hay còn được biết đến là mô hình nến Sao mai sẽ bao gồm ba cây nến có xu hướng xuất hiện cuối một xu hướng giảm và cho thấy tín hiệu thị trường bắt đầu đảo chiều tăng giá.

Mô hình sao hôm sẽ có ba cây nến. Cây nến đâu sẽ là nến giảm mạnh do sự tiếp diễn của xu hướng giảm trước đó. Hai cây nến còn lại sẽ có xu hướng tăng, đặc biệt là cây nến thứ ba sẽ thể hiện sự tăng mạnh.

Mô hình nến Morning Star
Mô hình nến Morning Star

2. Mô hình nến Doji

Doji là mô hình nến sẽ xuất hiện khi mức giá đóng cửa gần bằng với mức giá mở cửa. Đặc điểm của nến Doji là thân nến ngắn hay là không có thân, bóng nến có thể dài ngắn. Nếu sẽ có hình giống chữ thập.

Mô hình nến Doji thể hiện sự đấu tranh của người mua và người bán và cả hai bên đều không có lợi nhuận. Doji có thể là một tín hiệu trung lập hoặc được tìm thấy trong các mô hình đảo chiều như Bullish Morning Star và Bearish Evening Star.

Mô hình nến Doji
Mô hình nến Doji

3. Mô hình nến Dark Cloud Cover - Mô hình Mây đen che phủ

Trong tiếng Việt mô hình này sẽ có tên là mây đen che phủ. Đây là một mô hình nến Nhật báo hiệu sự đổi chiều từ tăng sang giảm. Đây là mô hình nến báo hiệu xu hướng giảm trong thời gian tới nên thường sẽ xuất hiện cuối các hướng tăng. Mô hình mây đen che phủ này còn được nhận định là mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm) không hoàn hảo.

Cấu tạo của mô hình nến Dark Cloud Cover gồm một cây nến màu xanh thể hiện sự tăng giá mạnh và một cây nến màu đỏ thể hiện sự giảm mạnh.

Mô hình nến Dark Cloud Cover
Mô hình nến Dark Cloud Cover

4. Mô hình nến nhấn chìm (Engulfing Pattern)

Mẫu hình nến nhấn chìm thường bao gồm 2 loại đó là Bullish Engulfing (mẫu hình nhấn chìm tăng) và Bearish Engulfing (mẫu hình nhấn chìm giảm):

  • Cấu tạo của mẫu hình Bullish Engulfing bao gồm 2 cây nến, trong đó nến giảm xuất hiện trước, cây nến tăng xuất hiện sau và dài bao trùm cây nến giảm trước đó. Sự bao trùm của cây nến xanh thể hiện tín hiệu đảo chiều tăng mạnh mẽ.
  • Trong khi đó, mô hình Bearish Engulfing cũng bao gồm 2 cây nến nhưng trong đó cây nến tăng xuất hiện trước, theo sau là một cây nến giảm dài và bao trùm cây nến tăng trước đó, đánh dấu sự đảo chiều sang xu hướng giảm và cho thấy xu hướng áp đảo của phe bán.
Mô hình nến nhấn chìm (Engulfing Pattern)
Mô hình nến nhấn chìm (Engulfing Pattern)

5. Mô hình nến Marubozu

Khi thị trường xác lập xu hướng mua hoặc bán rất mạnh thì sẽ thể hiện bằng mô hình Marubozu. Mô hình nến này chỉ có thân không có bóng

Khi nến Marubozu có màu trắng hay sẽ thể hiện bên mua mạnh hơn, còn khi nến có màu đen hay đỏ sẽ thể hiện bên bán mạnh hơn.

Mô hình nến Marubozu
Mô hình nến Marubozu

6. Mô hình nến Shooting Star

Nến Shooting Star (nến Bắn sao) có thân nến nhỏ, bóng nến trên dài gấp 2, 3 lần thân nến trong khi bóng nến dưới hầu như không có. Đây là một trong các mẫu nến đảo chiều mạnh tiêu biểu nhất. Khi này bên mua đang chiếm ưu thế và đẩy giá lên cao khiến bóng nến trên dài. Nhưng do bên bán mạnh hơn nên khi hết phiên, mức giá bị kéo về gần mức mở cửa.

Mô hình này có hình dáng tương đồng với mô hình nến Inverted Hammer tuy nhiên vị trí xuất hiện của 2 nến là khác nhau. Nến Shooting Star xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng. Trong khi đó, nến Inverted Hammer xuất hiện ở cuối xu hướng giảm.

Mô hình nến Shooting Star
Mô hình nến Shooting Star

7. Mô hình nến Harami

Harami là một trong các mô hình nến trong chứng khoán có hình dạng của nến giống như đang mang thai. Mô hình này gồm có hai cây nến liền nhau. Trong đó, cây nến đầu tiên thân sẽ dài bao phủ chọn cây nên thứ hai. Cây nến thứ hai có chiều dài không quá lớn.

Mô hình nến Harami
Mô hình nến Harami

8. Nến Hanging Man

Mô hình nến Hanging Man hay nến Người treo cổ có hình dạng tương tự như một cây búa và xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng. Nến có thân nhỏ, bóng dưới rất dài và bóng trên hầu như không có.

Bóng nến dưới thường dài gấp 2 đến 3 lần thân nến. Nó cho thấy trong gần như cả phiên giao dịch, bên bán đều chiếm lợi thế. Nhưng đến cuối phiên, lực mua đã dần áp đảo trở lại và kéo giá về gần mức mở cửa.

Mô hình nến Hanging Man
Mô hình nến Hanging Man

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chuyên gia Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC) về một số mô hình nến Nhật phổ biến trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần nắm được để vận dụng trong công cuộc đầu tư của mình. Chúc các bạn áp dụng thành công công cụ này vào quá trình giao dịch của mình!

Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC) tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 15/10/2007 theo giấy phép thành lập và hoạt động số 88/UBCK-GP do UBCK Nhà Nước cấp ngày 11/01/2008 với các cổ đông sáng lập có nền tảng tài chỉnh vững mạnh. Lĩnh vực kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Ngày 01/12/2009, VICS chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán VIG.

Ngày 04/5/2023, Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nhận được Giấy phép điều chỉnh của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận về việc thay đổi tên Công ty với tên mới là Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (viết tắt là VISC, MCK: VIG). Đồng thời, Công ty cũng thay đổi địa chỉ website mới: visc.com.vn (địa chỉ website cũ: vics.com.vn).

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 1 và Tầng 8, khối B tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam đã được Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đầu tư chiến lược, tái cấu trúc thành công và ra mắt thương hiệu mới VISC, với định hướng trở thành một định chế tài chính trung gian hàng đầu tại Việt Nam, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư.

Quý nhà đầu tư có nhu cầu mở tài khoản vui lòng bấm vào đường link bên dưới: https://wts.visc.com.vn/mo-tai-khoan/

Tin liên quan