Mía đường Lam Sơn: Chủ tịch dự chi gần 30 tỷ đồng gom cổ phiếu LSS

Cập nhật: 15:52 | 30/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 30/8, cổ phiếu LSS tăng trần lên mức 10.900 đồng/cp, ước tính vị lãnh đạo này cần chi 27,2 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Ông Lê Văn Tân, Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn (Mã chứng khoán: LSS) đăng ký mua 2,5 triệu cổ phiếu LSS từ ngày 5/9 đến 4/10.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 30/8, cổ phiếu LSS tăng trần lên mức 10.900 đồng/cp, ước tính vị lãnh đạo này cần chi 27,2 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Tân tại LSS sẽ tăng từ 1,3% vốn điều lệ, tương ứng 916.080 cổ phiếu lên 4,8% vốn điều lệ, tương ứng 3,4 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu LSS thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu LSS thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

LSS là doanh nghiệp sản xuất đường tinh luyện lớn nhất tại miền Bắc với tập khách hàng chủ yếu là khách hàng công nghiệp lớn do đó chịu ít sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mới đây, LSS công bố kết quả kinh doanh niên độ 2021-2022 với hơn 2,041 tỷ đồng doanh thu, tăng 11% so với niên độ trước.

Giá bán tăng khiến lợi nhuận gộp về bán hàng cung cấp dịch vụ của LSS tăng 28,9%, đạt 211 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 95,5% so với cùng kỳ lên 44,7 tỷ đồng.

Theo Hiệp hội Mía đường (VSSA), mặc dù từ đầu năm đến nay, giá đường trong nước có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao trong vòng 5 năm qua (giá đường tại các nhà máy ở dao động 17.250 - 17.700 đồng/kg). Nhờ đó, doanh nghiệp ngành đường trong niên vụ 2021- 2022 đã khởi sắc trở lại.

Kỳ vọng giá đường tăng 10% trong nửa cuối năm 2022

Tại Báo cáo ngành đường, công bố ngày 21/07/2022, CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dẫn số liệu cho biết niên vụ 2020-2021 là niên vụ có sản lượng mía sản xuất ra thấp nhất trong 20 năm qua. Trong số 41 nhà máy thì đến nay chỉ còn 24 nhà máy đang hoạt động. Tại một số địa phương, người dân bỏ mía, không chăm, dẫn đến năng suất và chất lượng mía giảm.

Nguyên nhân, ngoài yếu tố thời tiết thì do giá đường các vụ trước đó xuống thấp vì sự cạnh tranh quyết liệt của đường giá rẻ từ Thái Lan và đường nhập lậu, gian lận thương mại.

Cùng quan điểm, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nhận định giá đường trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào nỗ lực chống gian lận thương mại và đường nhập lậu. Nếu việc kiểm soát đường nhập lậu có hiệu quả, giá đường sẽ ở mức tiệm cận với giá đường các nước trong khu vực (nhưng vẫn thấp hơn).

Ngược lại, nếu việc kiểm soát đường nhập lậu không hiệu quả, giá đường sẽ tiếp tục giảm dưới giá thành sản xuất đường từ mía và dẫn đến khả năng phá hủy chuỗi liên kết sản xuất mía đường.

Theo VSSA, mặc dù từ đầu năm đến nay, giá đường trong nước có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao trong vòng 5 năm qua (giá đường tại các nhà máy ở mức 17,250-17,700 đồng/kg).

VSSA kỳ vọng giá đường trong nước sẽ tăng tương đương với giá đường nhập khẩu do nguồn cung trong nước thiếu hụt trong thời gian tới. Theo đó, giá đường trong nước sẽ tăng lên mức 19.000-20.000 đồng/kg vào cuối năm 2022, tăng 10% so với giá đường hiện tại.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

“Sếp lớn” Nam Long (NLG) đăng ký bán 1,6 triệu cổ phiếu

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc đầu tư CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE – Mã: NLG) đăng ký bán 1,6 triệu cổ phiếu NLG ...

Giao dịch T+2 - chưa chắc đã giải được "bài toán" thanh khoản thị trường?

Việc giảm thời gian giao dịch về T+2 được đánh giá là hướng đi mới của thị trường chứng khoán, song về bản chất là ...

Cảnh báo giả mạo nhân viên Chứng khoán Bản Việt

Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa đưa ra cảnh báo về việc trong thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện ...

Khánh Vân