Mây Ichimoku, cách sử dụng chỉ báo Ichimoku

Cập nhật: 13:34 | 28/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Mây Ichimoku là chỉ báo kỹ thuật nâng cao trong chứng khoán, tương đối phức tạp kể cả với những nhà đầu tư có kinh nghiệm hay nhà đầu tư mới.

Mây Ichimoku là gì?

Mây Ichimoku là chỉ báo kỹ thuật được dùng để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, xu hướng, đo lường động lượng và cung cấp tín hiệu giao dịch.

Mây Ichimoku tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi ông Satoru Hosoda, nhà báo người Nhật, và hoàn thiện vào năm 1969.

Chỉ báo này được gọi là mây Ichimoku vì nó có hình dạng giống như hình đám mây. Nó được xây dựng dựa trên các đường trung bình động (moving average), giúp nhìn ra những thông tin để giao dịch như xu hướng giá, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu ra vào lệnh.

Các thành phần của chỉ báo đám mây Ichimoku

Mây Ichimoku, cách sử dụng chỉ báo Ichimoku

Kijun-Sen – Đường Cơ sở

Đường Kijun-Sen là đường màu đỏ trên hình còn có tên gọi khác là đường Xu hướng/đường cơ sở. Mỗi giá trị Kijun-Sen được tính bằng mức trung bình của 26 phiên giao dịch giao dịch gần nhất.

Công thức tính đường cơ sở:

Kijun-sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) /2

Đây được xem là là 1 trong 5 đường cấu thành hệ thống giao dịch Ichimoku. Đường này biểu thị xung lượng giá trong khoảng thời gian dài nên tín hiệu nó cung cấp có độ tin cậy tương đối cao.

Nếu đường giá nằm trên Kijun-Sen: thị trường đang trong giai đoạn giảm.

Nếu giá nằm dưới đường Kijun-Sen: thị trường đang trong giai đoạn tăng.

Tenkan-Sen – Đường Chuyển đổi

Tenkan-Sen – Đường chuyển đổi là mức giá bình quân của giá cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên giao dịch gần nhất. Trên hình đường này là màu xanh lục, được dùng như một đường tín hiệu.

Công thức tính:

Tenkan-sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

Khác với Kijun Sen, đường Tenkan Sen chỉ tính dựa trên mức giá trung bình của 9 phiên giao dịch gần nhất. Điểm giao nhau giữa đường Kijun-sen và Tenkan-sen giúp nhà đầu tư nhận định thị trường. Dựa vào đó để lên kế hoạch tìm điểm vào lệnh.

Chikou-Span – Đường trễ

Chikou-Span là đường xanh lá chuối trên hình. Chikou Span chỉ đơn giản là Giá đóng cửa, được vẽ trong 26 kỳ trở lại. Đường trễ giúp nhà giao dịch có cái nhìn tổng quan giữa xu hướng hiện tại và xu hướng trước đó.

Nếu đường Chikou-Span nằm trên đường giá, thị trường đang trong xu hướng tăng.

Nếu đường Chikou-Span nằm dưới đường giá, thị trường đang trong xu hướng giảm.

Nếu đường Chikou-Span nằm trong đường giá, thị trường đang trong xu hướng tích lũy hoặc sắp đảo chiều.

Nếu đường Chikou-Span đan xen với đường giá: tín hiệu không rõ ràng, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát trong giai đoạn này.

Senkou-Span A – Đường dẫn A

Senkou-Span A được biểu diễn trên hình là đường màu cam.

Giá trị của Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) /2

Đường Senkou-Span A được dịch lùi về phía trước 26 phiên. Mục đích sử dụng đường dẫn Senkou Span A để xác định sự giao nhau với đường Senkou Span B. Qua đó xác định màu sắc, hình dáng của đám đám mây Ichimoku.

Senkou-Span B – Đường dẫn B

Senkou-Span B trên hình là đường màu xám. Đây là giá trị trung bình của mức cao nhất mức thấp nhất trong 52 phiên giao dịch. Trên biểu đồ, Senkou-Span B được lập bằng cách dịch chuyển về phía trước 26 phiên giao dịch. Senkou-Span B tạo thành ranh giới đám mây chậm hơn.

Cách sử dụng mây Ichimoku trong giao dịch chứng khoán

Chỉ báo Ichimoku Cloud cho chúng ta cái nhìn tổng quan về sự cân bằng của biểu đồ. Cụ thể nhà giao dịch có thể áp dụng công cụ này như sau:

Sử dụng chỉ báo Ichimoku để nhận định thị trường

Nhìn vào chỉ báo Ichimoku các nhà giao dịch sẽ nhận biết được xu hướng giá thị trường.

- Xu hướng tăng khi đường giá ở trên đám mây Ichimoku.

- Xu hướng giảm khi đường giá ở dưới đám mây Ichimoku

- Không có xu hướng nào khi giá nằm trong khu vực đám mây Ichimoku.

Trong một số trường hợp các nhà giao dịch có thể thấy chỉ báo Ichimoku hoạt động hiệu quả khi thị trường đang trong một xu hướng nhất định. Tuy nhiên khi giá break out (phá vỡ), nhà đầu tư sẽ không thể tìm được điểm vào lệnh đáp ứng được tỷ lệ Risk:reward đẹp.

Giao dịch khi đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen

Mây Ichimoku, cách sử dụng chỉ báo Ichimoku

- Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen hướng từ dưới lên thể hiện thị trường chứng khoán tăng.

- Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen hướng từ trên xuống thể hiện thị trường đang trong xu hướng giảm.

- Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen phía trên mây Ichimoku là tín hiệu của lực mua mạnh, ngược lại Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen phía dưới mây Ichimoku là tín hiệu của lực bán mạnh.

Giao dịch khi đường Chikou Span cắt đường giá

- Chikou Span cắt đường giá hướng từ dưới lên là tín hiệu để các nhà đầu tư có thể thực hiện đặt lệnh mua vào.

- Ngược lại nếu hai đường cắt nhau hướng từ trên xuống thì các nhà giao dịch có thể thực hiện lệnh bán.

Giao dịch khi Senkou Span A cắt đường Senkou Span B

Mây Ichimoku, cách sử dụng chỉ báo Ichimoku

Nếu Ichimoku đang ở một trong trường hợp dưới đây, các trader có thể thực hiện lệnh mua vào:

- Vào lệnh khi giá nằm trên vùng đám mây

- Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen hướng từ dưới đi lên.

- Vị trí giao cắt của đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen ở trên mây Ichimoku.

- Đường Senkou Span A nằm ở phía trên đường Senkou Span B.

- Chikou Span nằm ở phía trên đường giá.

Nếu Ichimoku ở trong trường hợp dưới đây thì các nhà đầu tư có thể mở lệnh bán:

- Giá vào lệnh bán nằm dưới đám mây

- Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen theo hướng trên xuống.

- Vị trí giao cắt của đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen nằm ở dưới đám mây Ichimoku.

- Senkou Span A nằm ở phía dưới đường Senkou Span B.

- Chikou Span nằm ở phía dưới đường giá.

Mây Ichimoku được đánh giá là một chỉ báo kỹ thuật nâng cao, cung cấp nhiều thông tin hơn các công cụ phân tích kỹ thuật thông thường. Tuy nhiên, đây cũng không phải là chỉ báo phân tích hoàn hảo.

Mây Ichimoku là một hệ thống giao dịch theo xu hướng nên thường có một độ trễ nhất định. Trong một thị trường không rõ ràng xu hướng, Ichimoku có thể đưa ra những tín hiệu sai lệch. Mặc dù có thể sử dụng độc lập, nhà đầu tư vẫn nên kết hợp Ichimoku với các chỉ báo khác để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

"Cắt lỗ" - Bí kíp sống còn cho nhà đầu tư chứng khoán F0

Nhà đầu tư cũng có thể áp dụng nguyên tắc cắt lỗ kinh điển. Đó là áp dụng mức cắt lỗ 7 - 10%. Vì ...

Cổ phiếu quỹ là gì? Điều kiện để mua bán giao dịch cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ không còn là một khái niệm quá xa lại đối với các nhà đầu tư. Tùy vào tình hình hoạt động và ...

Chỉ số S&P 500 là gì? Các yếu tố tác động đến chỉ số S&P 500

Đối với nhà đầu tư chứng khoán lâu năm thì chắc chắn đã một lần nghe đến chỉ số S&P 500. Đây là chỉ số ...

Diệp Vấn (T/H)