Masan Group (MSN) tiếp tục được rót vốn từ quỹ ngoại trị giá 180 tỷ USD, cổ phiếu có phát đà tăng?

Cập nhật: 06:16 | 07/12/2023 Theo dõi KTCK trên

Đây là lần thứ 2 trong năm 2023 quỹ Bain Capital rót vốn vào Masan Group (HOSE: MSN) với tổng giá trị là 250 triệu USD.

Ngày 6/12/2023, theo văn bản Công ty CP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) Bain Capital - Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD đã đồng ý rót thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của Masan Group, nâng tổng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 10 năm 2023.

Giao dịch này là danh mục đầu tư vốn cổ phần dưới hình thức cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi (Convertible Dividend Preference Share hay CDPS) được phát hành với giá 85.000 đồng/cổ phần và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với tỷ lệ 1:1.

Mức cổ tức cố định của mỗi CDPS là 0% trong vòng 5 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Kể từ sau năm thứ 6 trở đi, mức cổ tức cố định của mỗi CDPS lên đến 10%/năm. Hội đồng Quản trị MSN sẽ quyết định tỷ lệ chia cổ tức cố định cụ thể và thời điểm thanh toán.

Bên cạnh cổ tức cố định, mỗi CDPS sẽ được nhận cổ tức với mức bằng với cổ tức chia cho mỗi cổ phần phổ thông (nếu có). Vào năm thứ 10 kể từ ngày phát hành, các CDPS đang lưu hành sẽ bắt buộc chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của Masan Group.

Masan Group (MSN) tiếp tục được rót vốn từ quỹ ngoại 180 tỷ USD, cổ phiếu có phát đà tăng?
Cổ phiếu MSN đóng cửa ngày 6/12/2023.

Hai định chế Jefferies Singapore Limited và UBS AG Singapore Branch đóng vai trò cố vấn tài chính cho Tập đoàn Masan. Giao dịch phụ thuộc vào sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và quyết định phê duyệt nội bộ.

Tổng cộng, trong vòng 2 tháng kể từ giao dịch đầu tiên, Bain Capital đã chi tới 250 triệu USD vào Masan. Ngoài ra, Masan kỳ vọng giao dịch sẽ hoàn tất trong vài tháng tới và sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp vốn cổ phần chiến lược khác, trong đó bao gồm giảm bớt tỷ trọng trong các mảng kinh doanh không cốt lõi, để gia tăng thanh khoản và đạt được tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA dưới 3,5x một cách tích cực.

Trên sàn chứng khoán, đóng cửa ngày thứ Tư (6/12), cổ phiếu MSN đang tăng 1,41% và đang trong vùng 62.000 đồng/cp, tương đương vùng giá kém khả quan của MSN trong 2023. Với vùng giá kém khả quan này, cổ phiếu MSN đã giảm hơn 56% giá trị so với ngày giao dịch MSN tạo đỉnh vào giữa tháng 8. Đáng chú ý, sau phiên giao dịch 30/10, MSN liên tục "dậm chân" tại vùng trũng kể từ tháng 11 tới nay.

Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu MSN đang trong vùng giảm giá mạnh với chỉ số sức mạnh và chỉ số xu hướng đều ở dưới 99 điểm. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cho rằng, MSN sẽ tiếp tục ở trong vùng trũng năm 2023 trước khi tăng trở lại về vùng tích lũy. Chỉ số lãi trên cổ phiếu EPS đạt 570 điểm và chỉ số P/E đạt 108,76 điểm. Với dư địa tăng trưởng còn chưa khả quan, cổ phiếu MSN chưa nhận được sự kỳ vọng là một mã chứng khoán đáng đầu tư.

Về tình hình mảng bán lẻ của Masan, ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (EBIT - thu nhập trước lãi vay và thuế) tăng trưởng lần lượt ở mức 45,5% trong 9 tháng năm 2023 và 47,3% trong quý 3/2023 so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, dòng tiền tự do của quý 3/2023 đạt 2.202 tỷ đồng, tăng bứt phá so với mức 125 tỷ đồng trong quý 3/2022 nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả.

Tập đoàn Masan đã hoàn tất thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ trái phiếu đáo hạn vào năm 2023. Trong năm 2024, tổng mức trái phiếu đáo hạn chỉ rơi vào mức khoảng 6.000 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền hiện tại của Doanh nghiệp là hơn 14.000 tỷ đồng và EBITDA cho 12 tháng gần nhất là xấp xỉ 14.000 tỷ đồng. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền dự kiến có thể tăng thêm khoảng từ 4.900 tỷ đồng đến 12.250 tỷ đồng sau khoản đầu tư vốn cổ phần dẫn đầu bởi Bain Capital. Dòng tiền tự do (“FCF”) cho thấy sự cải thiện liên tục, với FCF quý 3/2023 đạt 2.202 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 125 tỷ đồng trong quý 3/2022 nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả.

Quý 4/2023, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững và cải thiện khả năng sinh lời, Masan sẽ tiếp tục tích cực tìm kiếm các chiến lược và giải pháp khác nhau trên thị trường vốn để kéo dài thời gian đáo hạn nợ, cải thiện lãi suất và gia tăng lợi nhuận thông qua việc giảm đòn bẩy tài chính. Song song với đó, để hiện thực hóa chiến lược công nghệ tiêu dùng, Doanh nghiệp tiêu dùng này sẽ tiếp tục đầu tư vào các phát kiến dựa trên thế mạnh của hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ toàn diện như chương trình hội viên và hệ thống logistics.

Viglacera (VGC) báo lãi 1.663 tỷ đồng sau 11 tháng, cổ phiếu trên đà tạo đỉnh mới

Tổng Công ty Viglacera (HOSE: VGC) là một trong những doanh nghiệp triển khai Khu công nghiệp (KCN) tập trung đầu tiên tại Việt Nam. ...

Dòng tiền cá mập mạnh tay gom hàng, VN-Index phát đà bứt tốc

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư 6/12, dòng tiền cá mập đẩy mạnh lực mua, thị trường phủ sắc xanh ấn tượng. Đáng ...

Thị trường phủ sắc xanh, khối ngoại bán ròng 6 phiên liên tiếp

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/12, thanh khoản giao dịch của khối ngoại tiếp tuc neo ở mức cao với tổng giá trị bán ...

Mộng Diệp