Mập mờ các khoản nợ sau kiểm toán, cổ phiếu JVC của Y tế Việt Nhật sắp vào diện cảnh báo

Cập nhật: 14:31 | 30/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa thông báo về việc sẽ chuyển cổ phiếu JVC của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (HOSE: JVC) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 6/7/2021.

2947-y-ty
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo đó, hơn 110 triệu cổ phiếu JVC sẽ bị đưa vào diện kiểm soát và bị hạn chế giao dịch – chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch, kể từ ngày 6/7.

Được biết, nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu JVC bị đưa vào diện kiểm soát là do kết quả kinh doanh yếu kém của công ty khi doanh nghiệp đã ghi nhận lỗ sau thuế gần 77 tỷ đồng trong năm 2020 trong khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/3/2020 đã âm hơn 1.015 tỷ đồng.

Trên thị trường, dù kết quả kinh doanh yếu kém và cổ phiếu đang trong diện cảnh báo nhưng thanh khoản của JVC vẫn đạt trung bình gần 1,2 triệu cổ phiếu/phiên.

Trái ngược với độ ổn định về thanh khoản, thị giá cổ phiếu JVC từ đầu năm 2021 đến nay lại liên tục “lao dốc” và đang đứng mức 4.2xx đồng (lúc 14h20) phiên sáng 30/6/2021 - giảm 30% so với thời điểm đầu năm.

2349-jvc
Kết quả kinh doanh của Y tế Việt Nhật các quý gần đây

Nghi vấn các khoán nợ từ Kiểm toán

Trung tuần tháng 6 vừa qua, Y tế Việt Nhật cũng đã có văn bản giải trình kết luận kiểm toán trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 (niên độ tài chính JVC bắt đầu từ 1/4/2020 và kết thúc vào 31/3/2021).

Cụ thể, tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ rằng tại ngày 31/3/2021, khoản phải thu khách hàng ngắn hạn bao gồm số tiền hơn 59 tỷ đồng; khoản trả trước cho người bán ngắn hạn bao gồm số tiền gần 15 tỷ đồng và khoản phải thu khác ngắn hạn bao gồm số tiền tạm ứng gần 17 tỷ đồng tồn đọng lâu ngày và biến động không đáng kể sau 5 năm. JVC đã trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi toàn bộ các khoản trên.

Đến thời điểm phát hành báo cáo, Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hiện hữu và đầy đủ của các khoản cộng nợ này. Do đó, phía kiểm toán không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh các số liệu này trên báo cáo tài chính riêng của JVC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/03/2021 hay không (niên độ tài chính JVC bắt đầu từ 1/4/2020 và kết thúc vào 31/3/2021).

Giải trình về nhận định trên của Kiểm toán viên, JVC cho biết đây là khoản phải thu, trả trước cho người bán phát sinh từ những năm tài chính trước trong đó bao gồm gần 23,6 tỷ đồng công nợ phải thu công ty liên quan đến Ban Giám đốc tiền nhiệm và là số dư tạm ứng cho cán bộ công nhân viên phát sinh trong giai đoạn Ban Giám đốc tiền nhiệm điều hành.

Tại thời điểm xác lập báo cáo tài chính năm 2020, công ty chưa thu thập được đầy đủ thư xác nhận công nợ của khách hàng và thư xác nhận số dự cho những khoản tạm ứng này.

Thị trường chứng khoán ngày 30/6/2021: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Phiên sáng 30/6/2021: VN-Index tăng gần 6 điểm, thị trường xanh vỏ đỏ lòng

Suốt phiên sáng, VN-Index tăng khá ổn định ở mức 7 - 9 điểm. Tuy nhiên, thị trường đang thiếu đi hấp lực để tăng ...

Giá thép hôm nay 30/6/2021: Tăng vượt mức 5.100 nhân dân tệ/tấn

Ghi nhận vào lúc 10h30 ngày 30/6 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng ...

Đức Hậu