Lợi nhuận Vicostone (VCS) về đáy trong quý III/2022

Cập nhật: 09:06 | 10/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Công ty CP Vicostone (Mã: VCS) vừa công bố ước tính kết quả kinh doanh quý III với doanh thu thuần đạt 1.093 tỷ đồng, giảm 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế giảm gần 59% còn 200 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận quý thấp nhất kể từ quý I/2017.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vicostone đạt 4.431 tỷ đồng doanh thu thuần, 941 tỷ đồng lãi sau thuế; giảm lần lượt 15% và 28% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng là 1.119 tỷ.

Năm 2022, Vicostone lên kế hoạch 8.367 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, 2.413 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; tăng lần lượt 18,3% và 15% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, doanh nghiệp đã đạt 53% chỉ tiêu doanh thu và 46% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng.

Lợi nhuận Vicostone (VCS) về đáy trong quý III/2022
Lợi nhuận Vicostone (VCS) về đáy trong quý III kể từ quý I/2017

Hoạt động kinh doanh của Vicostone hiện tập trung chủ yếu ở thị trường nước ngoài với doanh thu từ thị trường Mỹ chiếm khoảng 64% năm 2021, theo sau là châu Úc với 17% và 13% ở châu Âu. Phần nhỏ còn lại chủ yếu đến từ thị trường nội địa.

Vicostone sản xuất đá thạch anh nên triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào thị trường bất động sản, cụ thể là các hoạt động xây mới, sửa chữa nhà ở hay các công trình thương mại, dịch vụ.

Trước đó, Vicostone đã ghi nhận lợi nhuận đi lùi trong nửa đầu năm do thị trường bất động sản và xây dựng nhà ở tại các thị trường chính của Vicostone như Bắc Mỹ, châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các yếu tố như lạm phát, lãi suất, chi phí và giá cả vật liệu tăng cao.

Lãi suất đi vay cao đã khiến hoạt động xây dựng nhà ở và mua bán nhà sụt giảm thời gian qua, bên cạnh tình trạng giá vật liệu xây dựng leo thang và thiếu hụt nhân công lao động phổ thông;..

Chưa kể, việc thiếu các vật liệu xây dựng, thiết bị nhà bếp, phòng tắm, đồ dùng trong lĩnh vực nội thất,... cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường xây dựng, bất động sản nói chung và việc tiêu thụ sản phẩm đá nhân tạo nói riêng của Vicostone tại các nước này.

Ngoài ra, Vicostone còn gặp vấn đề cạnh tranh về giá với các sản phẩm giá rẻ từ đối thủ trong ngành, các nhà sản xuất đá thạch anh trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nổi lên là Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và mới đây là Malaysia.

Lãi quý II giảm gần 12%

Vicostone vừa công bố báo cáo tài chính quý II với doanh thu thuần 1.725 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng gần 1% lên 1.196 tỷ đồng khiến biên lãi gộp giảm từ 33,7% còn 30,7%.

Doanh thu tài chính đạt 31 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ nhờ lãi chênh lệch tỷ giá và lãi tiền gửi tăng. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 70,4%; 6,8% và 91,5%.Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 396,6 tỷ đồng, giảm 11,6%. EPS giảm từ 2.516 đồng còn 2.062 đồng.

Theo lý giải từ phía doanh nghiệp kinh doanh đá thạch anh và nội thất này, vì doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh chịu tác động từ các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu như: lạm phát cao tại nhiều quốc gia, xung đột Nga – Ukraine, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc, khủng hoảng logistics từ cuối năm 2021... Ngoài ra, trong quý vừa qua thị trường bất động sản và xây dựng nhà ở tại các thị trường xuất khẩu chính của Vicostone như Bắc Mỹ, châu Âu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lạm phát, lãi suất, chi phí và giá cả vật liệu tăng cao khiến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng chậm lại.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vicostone ghi nhận doanh thu thuần 3.337 tỷ đồng, đi ngang so với nửa đầu năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 740,7 tỷ đồng, giảm 10%. Như vậy, sau 2 quý, đơn vị này mới hoàn thành 40% kế hoạch doanh thu và 36,6% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Vicostone đạt 6.890 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm. Hàng tồn kho tăng 18,7% lên 2.363 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là 2.163 tỷ đồng, giảm 10%. Nợ vay tài chính ở mức 1.456 tỷ đồng, giảm 10,4% so với đầu năm, trong đó 91,7% là nợ ngắn hạn. Toàn bộ khoản nợ của đơn vị này đều là dư nợ ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là 4.945 tỷ đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Vicostone (VCS) ước lãi gần 450 tỷ đồng trong II/2022

Ngày 7/7/2022, Công ty Cổ phần Vicostone (Mã chứng khoán: VCS) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa, công bố báo cáo kết ...

Vicostone (VCS) kinh doanh sụt giảm, cổ phiếu mất giá gần 40% trong quý II/2022

CTCP Vicostone (HNX - Mã: VCS) vừa công bố báo cáo tài chính quý II với doanh thu thuần 1.725 tỷ đồng, giảm 3,8% so ...

Vicostone (VCS) lần thứ 8 liên tiếp vào Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất năm 2022

Tháng 8/2022, CTCP Vicostone (HNX - Mã: VCS) - thành viên của Tập đoàn Phenikaa lần thứ 8 liên tiếp được Tạp chí Forbes Việt ...

Văn Toàn

Tin cũ hơn
Xem thêm