Lợi nhuận thuần (phần 1): Khái niệm và công thức tính lợi nhuận thuần

Cập nhật: 11:24 | 29/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Lợi nhuận thuần là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần là gì và cách tính lợi nhuận thuần như thế nào, bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm vững hơn về khái niệm lợi nhuận thuần.

Khái niệm lợi nhuận thuần

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đã đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp đem lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Lợi nhuận thuần (Net Profit) hãy còn gọi là lãi thuần được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, trừ đi các chi phí về giá thành sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và các chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận thuần (phần 1): Khái niệm và công thức tính lợi nhuận thuần
Hình minh họa (nguồn internet)

Công thức tính lợi nhuận thuần

Để tính ra số lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp đã kiếm được sau khi đã đầu tư các chi phí cần thiết vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm và các chi phí khác phát sinh trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ để thu lại lợi nhuận ta có thể dựa vào công thức tính sau đây:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

Hoặc: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.

Trong đó:

Doanh thu thuần: Là khoản doanh thu thu được từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi những khoản chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ như: Các khoản giảm giá bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế xuất nhập khẩu.

Giá vốn hàng bán: Được hiểu một cách đơn giản ở đây là toàn bộ khoản chi phí đã đầu tư để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp; Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán gồm có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tạo ra sản phẩm, chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí để trả lương cho lực lượng nhân sự t rong dây chuyên sản xuất.

Doanh thu hoạt động tài chính: Bao gồm việc lãi cho thuê tài chính, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính: à các khoản chi phí chi cho trong hoạt động lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp.

Vai trò của lợi nhuận thuần

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của họ; bởi lợi nhuận là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp không thu được lợi nhuận thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không thể tồn tại và phát triển; nặng hơn là doanh nghiệp đó có thể rơi vào tình trạng phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh. Tóm lại, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.

Có thể nói lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Nó trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ khi có lợi nhuận, họ mới có thể thanh toán các khoản nợ. Doanh thu thấp đồng nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ không có khả năng thanh khoản các khoản nợ.

Lợi nhuận cũng là cơ sở để đảm bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận để tiếp tục đầu tư, từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất…

Lợi nhuận ổn định cũng giúp cho doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường, đồng thời giúp việc vay vốn bên ngoài của họ trở lên dễ dàng hơn.

Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp.

Khi nguồn doanh thu mỗi chu kỳ ở con số lớn nó không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà bên cạnh đó nó còn mang đến lợi ích cho người người lao động cũ. Với mức nguồn doanh thu cao người lao động có nhiều cơ hội nhận được mức lương cao hơn cùng với tiền thưởng hậu hĩnh hơn giúp họ có thể cải thiện mức sống hàng ngày.

Lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế ở mỗi quốc gia khi các doanh nghiệp có nguồn doanh thu cao thì đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đó đang phát triển thì nghiễm nhiên đó là những dấu hiệu thể hiện quốc gia đó có nền kinh tế ổn định và vững mạnh.

Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Lợi nhuận thuần

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận thuần được tính bằng cách lấy tổng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán và các phí hoạt động liên quan đến sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

Lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán, chưa tính các khoản chi phí

Lợi nhuận thuần giúp phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp, gián tiếp

Lợi nhuận gộp chỉ thể hiện phương diện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

Tìm hiểu phương pháp quả cầu tuyết, cách trả nợ thông minh với phương pháp quả cầu tuyết

Dù là cá nhân hay doanh nghiệp, bạn cũng cần phải biết cách xử lý những khoản nợ để giúp cho công việc luôn được ...

Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

Cổ đông là thành viên góp vốn đồng thời sở hữu cổ phần tương ứng với tỷ lệ vốn góp. Vậy cổ đông là gì? ...

Tìm hiểu về cổ phiếu phổ thông, quyền lợi của chủ sở hữu cổ phiếu phổ thông

Cổ phiếu phổ thông là nhóm cổ phiếu thường gặp nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững khái niệm và quyền lợi của ...

Đình Trọng (t/h)