Lợi nhuận doanh nghiệp điện phân hóa, cổ phiếu trên sàn vẫn "đậm chất" phòng thủ

Cập nhật: 17:07 | 05/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Tuy lợi nhuận có sự phân hóa trong nửa đầu năm nhưng nhìn chung ngành điện được dự báo vẫn có triển vọng tích cực. Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định toàn ngành điện sẽ đạt được tăng trưởng tốt trong năm nay dựa trên mức nền tăng trưởng thấp của năm 2021 và theo đà hồi phục của nền kinh tế.

Lợi nhuận ngành điện phân hóa

Trong quý II, CTCP Sông Ba (HoSE: SBA) là một trong những doanh nghiệp có lãi sau thuế tăng mạnh nhất ngành điện, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ. Những năm trước, giai đoạn này thường là mùa lợi nhuận thấp của SBA.

Các doanh nghiệp cùng mảng thủy điện cũng có lợi nhuận tăng trưởng mạnh. CTCP Thủy điện Miền Nam (HoSE: SHP) và CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HoSE: VSH) đều có lãi sau thuế tăng hơn 90%. Các nhà máy thủy điện Cần Đơn, Thác Mơ, Thác Bà... cũng báo lợi nhuận tăng hơn một nửa so với quý II/2021.

Mưa lớn ngay đầu mùa hạ "tưới mát" lên hầu hết doanh nghiệp nhóm này. La Nina (nhiệt độ biển hạ thấp, gây nhiều mưa bão) kéo dài suốt thời gian qua khiến các đợt nắng nóng không quá gay gắt, lượng mưa đổ về cũng nhiều hơn trước. Nhờ thế, sản lượng của các nhà máy thủy điện tăng lên.

Thủy điện Thác Mơ cho biết lưu lượng nước bình quân về hồ tăng trên 80% so với cùng kỳ. Hồ tại các công ty con như thủy điện Đăkrơsa, Đại Nga trung bình tăng khoảng 43%.

Doanhg nghiệp điện
Lợi nhuận doanh nghiệp điện phân hóa, cổ phiếu trên sàn vẫn "đậm chất" phòng thủ

Tương tự, lợi nhuận Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh cũng tăng theo sản lượng và giá bán điện bình quân khi tham gia thị trường. Trong đó, sản lượng điện của doanh nghiệp này tăng gần 40%. Con số trên với Thủy điện Thác Bà là khoảng 60%.

Số liệu do Chứng khoán Vietcombank (VCBS) tổng hợp cho thấy, sản lượng thủy điện riêng tháng 5 - đầu mùa mưa, đạt gần tương đương tháng cao nhất của mùa mưa 2 năm trước, tức tháng 10/2020. Lưu lượng nước về hồ lên gần 5.000-8.000 m trên giây khiến nhà máy Hòa Bình và Sơn La phải mở cửa xả đáy từ giữa tháng 6.

Trong khi thủy điện đón cơn mưa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp nhiệt điện bắt đầu lộ rõ đà hụt hơi. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE: POW) ghi nhận lãi sau thuế giảm gần 33% về hơn 580 tỷ đồng. Mức giảm tương tự cũng được CTCP Nhiệt điện Phả Lại báo cáo trong quý này. Lợi nhuận Tổng công ty Phát điện 3 (HoSE: PGV) giảm gần 45% về gần 420 tỷ đồng.

Sở hữu nhiều nhà máy nhiệt điện, PV Power cho biết bất lợi kép từ suy giảm sản lượng và giá nhiên liệu than, khí đốt lên cao trở thành nguyên nhân chính ảnh hưởng lợi nhuận. Trong đó, sản lượng nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1-2 giảm hơn 36%, nhiệt điện Vũng Áng 1 giảm đến 2,4 lần so với cùng kỳ. Cùng bối cảnh trên, Nhiệt điện Phả Lại giảm lãi do sản lượng lùi hơn 10% và giá bán điện thấp.

Tuy có sự phân hóa, nhìn chung ngành điện được dự báo có diễn biến tích cực. Trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sản lượng điện toàn hệ thống đạt hơn 133 tỷ kWh, tăng gần 4% so với cùng kỳ. Công suất và sản lượng điện toàn quốc cùng lập kỷ lục lần lượt hơn 45.500 MW và 900 triệu kWh vào ngày 21/6.

Ngành điện vẫn triển vọng trong cuối năm

Tuy lợi nhuận có sự phân hóa trong nửa đầu năm nhưng nhìn chung ngành điện được dự báo vẫn có triển vọng tích cực. Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định toàn ngành điện sẽ đạt được tăng trưởng tốt trong năm nay dựa trên mức nền tăng trưởng thấp của năm 2021 và theo đà hồi phục của nền kinh tế.

Doanhg nghiệp điện

Theo thống kê, trong điều kiện bình thường không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phụ tải điện có hệ số tăng trưởng thường trên 1,5 đến 1,8 lần tăng trưởng GDP. Theo đó, nhóm thủy điện sẽ được hưởng lợi trong phần còn lại của năm 2022 nhờ vào 2 yếu tố.

Một là, sản lượng huy động từ nguồn điện tái tạo mới (điện mặt trời và điện gió) biến động mạnh trong ngày và giữa các ngày trong tháng, đồng thời duy trì ở mức thấp trong các tháng đầu năm. Trong khi điện mặt trời đã cho thấy thời gian phát điện hiệu quả chỉ khoảng 4 - 5 giờ/ngày, điện gió vẫn cần theo dõi khả năng phát điện theo mùa gió để đánh giá hiệu quả. Như vậy, có thể cho rằng thủy điện vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng là nguồn năng lượng nền tảng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bởi tính ổn định cao.

Hai là, rủi ro thiếu hụt than và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến nhóm nhiệt điện. Rủi ro thiếu than trong các tháng tới đã khiến các nhà máy phải chủ động tìm kiếm nguồn than nhập khẩu để bổ sung sản lượng thiếu hụt. Tuy nhiên, do giá than bị giới hạn bởi EVN, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thỏa thuận giá với nhà cung cấp nước ngoài để đảm bảo biên lợi nhuận cho các nhà máy.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, hiện tượng La Nina duy trì đến tháng 5/2022 với xác suất khoảng 65 - 70%, sau đó sẽ chuyển dần sang trạng thái trung tính từ khoảng nửa cuối năm 2022. Đây có thể là yếu tố ảnh hưởng không tích cực cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy điện trong nửa cuối năm nay.

Trong khi đó, Chứng khoán VNDirect tin rằng mức tăng trưởng của ngành điện nói chung sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2022 nhờ mùa nóng và nhu cầu phụ tải tăng mạnh trở lại.

VnDirect đánh giá việc thiếu than chỉ là rủi ro ngắn hạn, do đó sản lượng điện than cũng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi và giá bán trung bình cao hơn trên thị trường phát điện cạnh tranh.

Công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng vào một năm tiếp tục tích cực của thủy điện nhờ LaNina sẽ kéo dài đến hết năm 2022. Tuy nhiên, VNDirect lưu ý một số rủi ro giảm giá đến ngành điện như tiêu thụ điện phục hồi chậm hơn dự đoán, tình trạng giá nhiên liệu đầu vào áp lực lên các nhà máy nhiệt điện và điều kiện thời tiết thủy điện có thể thay đổi trong dự báo tiếp theo.

"Phòng thủ" tại cổ phiếu điện

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã đưa ra phân tích về triển vọng của các nhóm ngành đáng chú ý trong nửa cuối năm 2022.

Trong nửa cuối năm, VCBS đánh giá cao triển vọng nhóm ngân hàng khi Ngân hàng Nhà nước đang xem xét nới room tăng trưởng tín dụng. Do room tín dụng cấp đầu năm ở mức tương đối thấp, nhiều ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng ban đầu ngay từ cuối quý 1 và đang chờ được nới room. VCBS kỳ vọng các ngân hàng này có thể được cấp bổ sung room tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn đầu quý 3/2022.

Các ngân hàng có hệ số CAR cao, mô hình quản trị rủi ro tốt và tích cực hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội như MBB, VCB, TCB, VPB, ACB, TPB, MSB,... sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn. Ngược lại, các ngân hàng trong diện cảnh báo có tỷ trọng cho vay các lĩnh vực rủi ro như đầu cơ bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán,... có thể bị hạn chế room tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải hơn để bảo đảm hạn chế rủi ro hệ thống.

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới dự báo còn nhiều yếu tố rủi ro, bất định, một số cổ phiếu ngành điện được kỳ vọng sẽ nổi bật với tính phòng thủ nhất định trong khi vẫn hứa hẹn triển vọng và hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế trong nước sau đại dịch và các chính sách ưu tiên với nhóm năng lượng tái tạo.

Trong khi đó, áp lực lạm phát khá lớn từ chi phí đẩy với giá hàng hóa nguyên vật liệu được dự báo sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. Do đó, VCBS đánh giá triển vọng tích cực ở các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giá đầu ra ở mức cao và vẫn còn tiềm năng duy trì mức giá này, thậm chí có thể tiếp tục đi lên như Hóa chất, Thủy sản, Thịt lợn...

Với nhóm bất động sản, sau khi cơ quan quản lý nhà nước xử lý một số các doanh nghiệp có sai phạm nghiêm trọng, nhóm ngành này đang có sự phân hóa rõ rệt bao gồm cả bất động sản nhà ở và bất động sản khu công nghiệp. Xét về dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của ngành bất động sản vẫn rất lớn đi cùng với quá trình đô thị hóa nhanh và làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam. Trong nửa cuối năm 2022, VCBS cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp bất động sản đang ở chu kỳ bán hàng chứ không phải ở giai đoạn triển khai dự án.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Chứng khoán phiên chiều 5/8: Tích cực hồi phục cuối phiên, VN-Index giảm hơn 1 điểm

Đóng cửa phiên hôm nay, VN-Index giảm điểm những cũng không biến động nhiều so với giá tham chiếu. Độ rộng thị trường phân hóa ...

Viettel Post (VTP) báo lãi quý II “thụt lùi”, dự kiến chuyển sàn HoSE trong quý III

Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post, UPCoM: VTP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với lợi nhuận sau thuế của công ...

Chuyển động mới nhất AAA: Tăng sở hữu tại HII, cận kề ngày giao dịch bổ sung cổ phiếu

Từ ngày 20/6 đến 19/7, AAA đã mua 1,2 triệu cổ phiếu HII theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, theo đó, đơn vị ...

Nguyên Nam