Lời khuyên của tỷ phú người Nhật cho những người trẻ chán đi làm

Cập nhật: 10:48 | 02/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Tỷ phú Nhật Bản - Inamori Kazuo là nhà sáng lập hãng điện tử khổng lồ Kyocera, tập đoàn viễn thông KDDI, cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines. Ông được xem là vị thần doanh nhân của Nhật Bản.

Tỷ phú Inamori Kazuo

Inamori Kazuo sinh ngày 30/1/1932 tại tỉnh Kagoshima, là tỷ phú nổi tiếng người Nhật Bản. Ông chính là người sáng lập nên hãng công nghệ cao đa quốc gia Kyocera và hãng viễn thông KDDI. Cả hai doanh nghiệp này đều lọt top Fortune 500.

Giới quản lý doanh nghiệp đang xôn xao vì trào lưu "quiet exit", một thuật ngữ được Gen Z sử dụng để chỉ việc nhân viên không làm gì ngoài hoàn thành đại khái một số công việc cơ bản được cấp trên giao phó, theo Bloomberg.

Xu hướng này không có gì mới vì nhiều thập kỷ qua các doanh nghiệp đều phải loay hoay thúc đẩy, tạo động lực, truyền cảm hứng cho người lao động chăm chỉ làm việc.

Lời khuyên của tỷ phú người Nhật cho những người trẻ chán đi làm
Tỷ phú Kazuo Inamori nổi tiếng với các triết lý kinh doanh. Ảnh: Bloomberg.

Dưới đây là 2 triết lý của tỷ phú Inamori Kazuo cho thế hệ chán đi làm, đồng thời cảnh báo trào lưu muốn hưởng thụ chỉ là niềm vui thoáng qua, không bền vững.

"Nếu bạn muốn trứng, hãy chăm sóc gà mẹ"

"Điều mà mọi người thực sự thích thú chính là quá trình lao động", Inamori từng viết. "Bạn có thể tìm thấy niềm vui tạm thời khi bỏ bê công việc và tận hưởng những thú vui hay giải trí, nhưng đó sẽ không phải là niềm vui xuất phát từ tận đáy lòng. Không có niềm vui nào trong cuộc sống lớn hơn làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, vượt qua khó khăn và khổ cực để tạo ra thành quả".

Inamori dành nhiều năm để đúc kết và chia sẻ những gì mình đã học được. Ông được biết đến không chỉ vì những thành tựu kinh doanh quan trọng, mà còn bằng quan điểm quản lý khác lạ của mình.

Trang web Kyocera liệt kê 46 cuốn sách mà ông đã viết hoặc đồng tác giả, chủ yếu là về quản lý và triết học. Hàng nghìn sinh viên đã đổ xô đến Trường quản lý Seiwajyuku của ông, từ người sáng lập SoftBank Group Corp. Masayoshi Son cho đến đô vật nổi tiếng nhất lịch sử Nhật Bản Hakuho.

Điều thôi thúc họ chính là khát vọng thành công mà Inamori truyền tải. Ông trở nên nổi tiếng vì đã thúc giục công nhân tạo ra "không phải sản phẩm tốt nhất mà là sự hoàn hảo".

Đối với những người trầm lặng ít nói thuộc Gen Z, đây thoạt nghe có vẻ giống như một nền văn hóa làm việc hối hả mà họ đang cố gắng thoát ra.

Nhưng sự khác biệt của Inamori là ông hiểu rất rõ tầm quan trọng của chăm lo cuộc sống của nhân viên. "Nếu bạn muốn trứng, hãy chăm sóc gà mẹ", ông nói với Bloomberg vào năm 2015.

Inamori có lẽ được biết đến nhiều nhất với chủ trương "amoeba management", nhằm thu hút người lao động bằng cách cho phép họ làm việc độc lập nhất có thể. Đối với ông, tất cả phụ thuộc vào việc tuyển dụng nhân công.

Mặc dù "sự gắn kết của nhân viên" có lẽ không phải là một cụm từ phổ biến khi Inamori tạo ra Kyocera vào những năm 1950, ông hiểu nhu cầu tối quan trọng đối với sự tham gia của nhân viên.

Ông thúc đẩy sự minh bạch triệt để về kết quả kinh doanh của công ty và ban đầu muốn biến Kyocera thành nơi nhân viên cũng sẽ trở thành ông chủ.

"Học cách yêu thích công việc"

Cuộc thăm dò của Gallup hồi tháng 6 trên 15.000 công nhân Mỹ, cho thấy số người hết hứng thú với công việc, mong muốn nghỉ việc có thể chiếm một nửa lực lượng lao động Mỹ. Xu hướng này đang gia tăng ở thế hệ Millennials và Gen Z, những người thường phàn nàn khi không được hỗ trợ và thiếu cơ hội phát triển tại nơi làm việc. Khảo sát của ResumeBuilder.com chỉ ra 21% người lao động Mỹ đã ngừng cống hiến cho công việc.

Inamori nói rằng người quản lý không chỉ nên nghĩ cách để đạt mục đích cho công ty, mà cần quan tâm đến hạnh phúc của mỗi nhân viên. Còn nếu chú tâm hướng tới lợi nhuận, mối quan hệ giữa ban lãnh đạo và công nhân sớm bị phá vỡ.

Theo Viện Chính sách Kinh tế Mỹ, lương của các CEO đã tăng 1.300% từ năm 1978, hiện cao hơn 351 lần so với lao động bình thường. Khoảng cách và sự tách rời giữa người lao động và cấp quản lý dường như là hệ quả tất yếu.

Tỷ phú người Nhật nhấn mạnh, người lao động không phải công cụ dễ dàng bị thay thế, loại bỏ khi hết giá trị sử dụng. Lãnh đạo doanh nghiệp cần làm việc chăm chỉ, thậm chí là siêng năng hơn nhân viên, luôn đồng hành và chấp nhận ngủ trên sàn nhà máy nếu cần.

Với Inamori, đây không chỉ là lời nói suông. Ông đã chiến đấu để duy trì nhân công, chống lại việc tái cơ cấu khi công ty ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.

Riêng với xu hướng "quiet quitting", ông Inamori từng khuyên người lao động nên tìm kiếm công việc đúng sở trường, học cách yêu thích khi nhận nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Đây là cách để chống lại trào lưu nghỉ việc trong im lặng không bền vững.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Steve Jobs khuyên 'nữ tướng' Pepsi: Đừng cố nhã nhặn với nhân viên

Cố tỷ phú Steve Jobs khuyên "nữ tướng" của tập đoàn Pepsi rằng tỏ ra giận dữ trong một số tình huống là cách nhà ...

Trở thành người thành công và hạnh phúc với những lời khuyên của tỷ phú Richard Branson

TBCKVN - Theo tỷ phú Richard Branson, hãy yêu thương mọi người, hãy biết ơn đối với tất cả những gì bạn có, hãy sống ...

Lời khuyên đắt giá nhà đầu tư cần biết từ tỷ phú Paul Tudor Jones (phần 2)

Trong khuôn khổ phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về 6 trong tổng số 16 lời khuyên đầu tư từ tỷ phú Paul Tudor ...

Theo Bloomberg

Minh Đức

Tin liên quan