Loạt quỹ ngoại đua gom, cổ phiếu PVD có gì hot?

Cập nhật: 10:45 | 04/10/2023 Theo dõi KTCK trên

Thời gian gần đây, liên tiếp các công ty bảo hiểm ngoại cùng quỹ đầu tư nước ngoài tiến hành gom mua cổ phiếu PVD...

Mới đây, có đến 3 công ty bảo hiểm nhân thọ ngoại và quỹ đầu tư VinaCapital đồng loạt báo cáo không mua hết cổ phiếu của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVDrilling, HOSE: PVD) đăng ký trước đó do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Loạt quỹ ngoại đua gom, cổ phiếu PVD có gì hot?

Cụ thể, trong thời gian 31/08-29/09, ba công ty bảo hiểm nhân thọ ngoại gồm Generali Việt Nam (mua 127.800 cổ phiếu), Hanwha Life Việt Nam (mua 88.200 cổ phiếu) và Chubb Việt Nam (mua 134.300 cp) đã mua vào tổng cộng 350.300 cổ phiếu PVD, chiếm 0,06% vốn tại đây.

Cũng trong thời gian này, 2 thành viên của quỹ VinaCapital là Hưng Thịnh và Cân bằng Tuệ sáng đã mua lần lượt 340.000 cổ phiếu và 190.000 cổ phiếu PVD. Đồng thời, quỹ VinaCapital cũng mua 18.200 cổ phiếu PVD.

Ba công ty bảo hiểm nhân thọ ngoại và quỹ đầu tư VinaCapital cùng cho biết lý do không mua hết số lượng cổ phiếu đăng ký do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Về mối liên hệ, Thành viên HĐQT độc lập PVD - Hoàng Xuân Quốc đồng thời là Giám đốc tại 6 đơn vị trên. Trước đó, tất cả tổ chức trên chưa sở hữu bất cứ cổ phiếu nào của PVD. Sau khi hoàn tất giao dịch, nhóm tổ chức này nắm giữ tổng cộng 898.500 cổ phiếu PVD, tương ứng tỷ lệ 0,16%.

Động thái gom cổ phiếu PVD của nhóm tổ chức liên quan đến người bộ diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu tăng 33% so với đầu năm 2023, lên mức 24.800 đồng/cp (phiên sáng 04/10).

Tạm chiếu theo giá PVD đóng cửa phiên 29/09 là 25.800 đồng/cp, ước tính nhóm tổ chức liên quan đến ông Hoàng Xuân Quốc - Thành viên HĐQT độc lập PVD đã chi hơn 23 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu trên.

Loạt quỹ ngoại đua gom, cổ phiếu PVD có gì hot?
Diễn biến giá cổ phiếu PVD từ đầu năm 2023 đến nay

Về kết quả kinh doanh quý 2/2023, tổng doanh thu của PVD ghi nhận giảm nhẹ xuống mức 1.413 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của PVD đạt 2.637 tỷ đồng chủ yếu từ doanh thu cung cấp dịch vụ khoan, kỹ thuật giếng khoan và dịch vụ các loại khác.

Doanh thu hoạt động tài chính của PVD lại sụt giảm đến 84.5% so với cùng kỳ, chỉ còn đạt 4,4 tỷ đồng do lãi chênh lệch tỷ giá mạnh. Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng lên mức 79 tỷ đồng do lãi suất tăng trong kỳ. Chi phí bán hàng bàn chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng lên mức 5 tỷ đồng và 139 tỷ đồng, tương ứng tăng 85,1% và 7% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả, với việc kiểm soát giá vốn hàng bán tốt đã giúp cho PVD thu về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt mức 213 tỷ đồng và 155 tỷ đồng, tương ứng thoát khỏi con số lỗ ròng lên đến 73,8 tỷ đồng trong quý 2/2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế đạt 207,1 tỷ đồng, cải thiện tương đối nhiều so với số lỗ 148,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022.

Theo giải trình từ phía công ty, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đã có sự cải thiện rõ rệt nhờ tăng lợi nhuận do tăng đơn giá cho thuê và hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng, ghi nhận một khoản thu nhập từ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với khách hàng và tăng lãi liên doanh.

Mắc hàng loạt sai phạm, Trung An (TAR) bị phạt gần nửa tỷ đồng

Ngày 29/9, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền 487,5 triệu đồng ...

Dư nợ margin hiện chưa "căng"

Trong hơn 1 tháng qua, thị trường chứng khoán có một số phiên giảm giá mạnh, tuy nhiên hiện tượng bán giải chấp (force sell) ...

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu, điều gì đang diễn ra?

Trong vòng 1 tháng trở lại đây, sắc đỏ là màu chủ đạo bao trùm lên thị trường tài chính toàn cầu.

Anh Khôi (t/h)

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm