Lo ngại hệ lụy với ngành phân đạm, PVN từ chối đề nghị ưu tiên điện khí của EVN?

Cập nhật: 21:09 | 22/05/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong tuần trước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề nghị ưu tiên nhường khí cho sản xuất điện các tháng cao điểm. Vì lo ngại nhiều hệ lũy có thể xảy ra, PVN đã có phản hồi về yêu cầu này của EVN.

Tính tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết công tác cung cấp nhiên liệu (than, dầu, khí) cho sản xuất điện không đáp ứng được yêu cầu vận hành. Chính vì vậy, trong tuần trước, EVN đã đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSE: DPM), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) xem xét cho ngừng toàn bộ nhà máy đạm Cà Mau và đạm Phú Mỹ để nhường khí cho sản xuất điện từ nay cho đến hết tháng 5. Trước yêu cầu trên của EVN, PVN đã có những phản hồi như sau:

Điện khí chỉ chiếm hơn 10% tổng công suất các nguồn điện được huy động

Theo PVN, thực tế nhu cầu huy động khí thiên nhiên cho sản xuất điện trong quý 1/2023 rất thấp, hết tháng 4/2023 chỉ đạt 96% so với kế hoạch đã được giao. Tuy vậy, khi phụ tải hệ thống điện tăng cao, PVN và các bên đã thực hiện giải pháp kỹ thuật để tăng cường tối đa lượng khí trong nước.

Lo ngại hệ lụy xảy ra với ngành phân đạm, PVN từ chối đề nghị của EVN?
Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Minh họa.

Theo kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trên toàn quốc năm 2023, sản lượng điện sản xuất từ khí thiên nhiên chiếm khoảng 10,4% tổng sản lượng quốc gia. Chính vì vậy, Petrovietnam và các bên trong hệ thống khí tại các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sẽ cung cấp khoảng 5,6 tỉ m3 khí (khu vực Đông Nam Bộ khoảng 4,3 tỉ m3 và Tây Nam Bộ khoảng 1,3 tỉ m3) cho sản xuất điện trong năm 2023.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã thống nhất để mua toàn bộ lượng khí khai thác từ cụm mỏ PM3-CAA với Malaysia nhằm gia tăng lượng khí cung cấp cho sản xuất điện. Dự kiến, năm 2023 PVN sẽ cung cấp 5,87 tỉ m3 khí thiên nhiên cho sản xuất điện (gồm 4,55 tỉ m3 khu vực Đông Nam Bộ và 1,32 tỉ m3 ở khu vực Tây Nam Bộ), dự kiến vượt 104,8% so với kế hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt.

Trước tình hình nhu cầu phụ tải hệ thống điện tăng cao, Petrovietnam và các bên trong các hệ thống khí đã phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật để tăng cường tối đa lượng khí thiên nhiên khai thác trong nước, đồng thời Petrovietnam cũng đã và thống nhất với Petronas để mua toàn bộ lượng khí khai thác từ cụm mỏ PM3-CAA với Malaysia nhằm gia tăng lượng khí cung cấp cho sản xuất điện trong nước.

Với các nỗ lực nêu trên, dự kiến trong năm 2023 Petrovietnam sẽ cung cấp khoảng 5,87 tỷ m3 khí thiên nhiên cho sản xuất điện (gồm 4,55 tỷ m3 khu vực Đông Nam Bộ và 1,32 tỷ m3 ở khu vực Tây Nam Bộ), dự kiến vượt 4,8% so với kế hoạch của Bộ Công Thương

Đáng chú ý, tính đến thời điểm hiện nay, công suất huy động các nhà máy điện khí cao nhất chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng công suất các nguồn điện được huy động. Do vậy, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch cung cấp điện của Bộ Công Thương đã phê duyệt, nhà chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng cần phải huy động sự tham gia phát điện của nhiều nguồn phát điện khác ngoài điện khí (điện than, thuỷ điện, năng lượng tái tạo…).

Sản xuất phân bón không có nguyên liệu thay thế

Theo chia sẻ của PVN, các nhà máy đạm tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ hiện đang sử dụng nguồn khí thiên nhiên làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, nhu cầu tiêu thụ khí cho hai nhà máy luôn duy trì ổn định ở mức khoảng 1,1 tỉ m3. Tuy nhiên, tính từ năm 2006 cho tới nay, hai nhà máy hiện đang phụ thuộc vào nguồn khí thiên nhiên khi không có nguyên liệu thay thế trong quá trình sản xuất.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Vũ Hải Đăng - Trường phòng tư vấn đầu tư CTCK VPS cho biết: "Trường hợp PVN dừng cung cấp khí đốt cho hai nhà máy phân đạm trong thời gian dài sẽ để lại rất nhiều hệ lụy. Nếu cắt giảm khí nguyên liệu trong thời gian dài, doanh thu của DCM và DPM sẽ bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng tới cổ đông của 2 doanh nghiệp này. Nhìn xa hơn, cũng sẽ khó có thể đảm bảo được an ninh lương thực vì DCM - DPM là 2 nhà cung cấp phân bón lớn nhất Việt Nam. Khi nguồn cung phân bón không được đảm bảo thì nguồn cung lương thực cũng sẽ giảm đi đáng kể."

Còn theo quan điểm của PVN, việc dừng/giảm khí đóng góp quá ít (gần 1%) cho việc đảm bảo vận hành hệ thống điện quốc gia. Để có thể duy trì cấp khí thiên nhiên dài hạn cho sản xuất điện và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cần xem xét ban hành cơ chế phát triển nguồn điện chạy nền ổn định, an toàn cho hệ thống.

Trước thông tin trên, 2 cổ phiếu DCM và DPM đều có diễn biến khá tích cực trong phiên hôm nay. Mở phiên, 2 cổ phiếu đều có mức giảm điểm mạnh, tuy nhiên kết thúc phiên cả 2 đều giữ vững được mốc hỗ trợ quan trọng và cho tín hiệu khả quan, đặc biệt là cổ phiếu DCM.

Lo ngại hệ lụy xảy ra với ngành phân đạm, PVN từ chối đề nghị của EVN?
Diễn biến cổ phiếu DCM phiên giao dịch hôm nay,
Triển vọng ngành dầu khí 6 tháng cuối năm 2023: Điểm tên những cổ phiếu được hưởng lợi

Nhóm ngành dầu khí thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vậy trong 6 tháng cuối ...

Nhà đầu tư kì vọng gì từ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV?

Sáng ngày 22/05, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã được khai mạc. Kỳ họp Quốc hội dự kiến thông qua một số ...

Xuân Sang