Lỡ mua phải cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhà đầu tư nên xử trí ra sao?

Cập nhật: 16:38 | 08/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Nếu công ty bị hủy niêm yết thì các cổ đông nhỏ sẽ bị thiệt hại lớn, do rất khó chuyển số cổ phiếu đang nắm giữ thành tiền mặt.

3526-huyniemyet
Lỡ mua phải cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhà đầu tư nên xử trí ra sao?

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, hiện nay, trên thị trường chứng khoán (TTCK) có 767 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, 858 cổ phiếu đăng ký giao dịch; 83 công ty chứng khoán, 44 công ty quản lý quỹ, 2 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư là trên 5,2 triệu tài khoản, tăng 21,1% so với cuối năm 2021. Quy mô giao dịch bình quân trái phiếu Chính phủ 5 tháng đầu năm 2022 đạt 11.915 tỷ đồng/phiên, giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 28.745 tỷ đồng/phiên, tăng 8,1% so với bình quân năm 2021.

"Trên thị trường cổ phiếu, TTCK phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi, nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất lượng. Điển hình là vụ việc của FLC và Louis", báo cáo nêu.

Có thể thấy, trong 2 năm gần đây, TTCK tăng trưởng quá nhanh, dẫn tới phát sinh càng nhiều hành vi vi phạm tinh vi, gian lận quy định pháp luật, trong khi đó, quy định về mức xử phạt còn nhẹ, chế tài xử phạt chưa đủ tính răn đe.

Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư vẫn ảnh hưởng chủ yếu đến TTCK, nhất là khi đứng trước các tin tức tiêu cực, gây hoang mang dẫn tới hành động bán tháo cổ phiếu trên diện rộng, khiến thị trường chung liên tục giảm mạnh.

Vì vậy, trước khi tham gia TTCK, nhà đầu tư nên tìm hiểu về về lĩnh vực mình đang đầu tư, phải có kỹ năng chứ không nên chỉ mua bán theo hô hào đám đông, theo những tin tức chưa kiểm chứng trên mạng xã hội. Tránh cho bản thân mình cũng trở thành công cụ của việc thao túng giá cổ phiếu và rồi chính bản thân mình “tiền mất tật mang”, thậm chí còn tay trắng rời bỏ thị trường.

Đồng thời, tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp mình định đầu tư mua cổ phiếu là điều rất cần thiết, tránh trường hợp mua cổ phiếu làm ăn bết bát nhưng do cổ phiếu vẫn liên tục nhảy múa khiến người mua sợ bỏ lỡ nên “đu” theo và rồi dẫn tới nhiều hệ lụy phía sau đó.

Lỡ mua phải cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhà đầu tư nên xử trí ra sao?

Thực chất, nếu công ty bị hủy niêm yết thì các cổ đông nhỏ sẽ bị thiệt hại lớn, do rất khó chuyển số cổ phiếu đang nắm giữ thành tiền mặt.

Để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông, chính công ty đó phải dùng tiền đang có hoặc bán tài sản (máy móc, nhà xưởng, bất động sản…) để mua lại cổ phiếu đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không mua, thì Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước yêu cầu doanh nghiệp đó chuyển cổ phiếu sang giao dịch trên sàn UPCoM (sàn giao dịch không chính thức hay sàn thứ cấp) để nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu tại đây.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý, khi cổ phiếu phải chuyển sang sàn UPCoM, thanh khoản sẽ rất khó khăn, không như 2 sàn còn lại.

Chứng khoán phiên chiều 8/6: Mặc HPG, VCB "gây rối", VN-Index vẫn tăng gần 17 điểm

VN-Index kết thúc một ngày giao dịch khả quan với việc có thêm gần 17 điểm. Bộ ba ngân hàng – bất động sản – ...

Đi tìm giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán cuối năm 2022

Các biện pháp như yêu cầu công bố số liệu giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán, cảnh báo cổ phiếu "tăng ...

Thị trường chứng khoán ngày 8/6/2022: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Linh Đan