Lỗ luỹ kế của Vietnam Airlines vượt mốc 41 nghìn tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Cập nhật: 06:12 | 30/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Trên BCTC kiểm toán năm 2023, Vietnam Airlines có ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán. Kiểm toán viên lưu ý 2 vấn đề chính, trong đó chủ yếu nhất là các yếu tố dẫn tới nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023. BCTC được kiểm toán bởi Công ty TNHH kiểm toán KPMG.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP Vietnam Airlines năm thứ 4 liên tiếp chậm trễ nộp BCTC
Tổng công ty Hàng không Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023.

Đáng chú ý nhất của Vietnam Airlines trên BCTC năm 2023 có ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán. Kiểm toán viên lưu ý 2 vấn đề chính, trong đó chủ yếu nhất là các yếu tố dẫn tới nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Cụ thể: Tại thuyết minhh số 2(c) của BCTC hợp nhất này có mô tả việc tại ngày 31/12/2023, nợ ngắn hạn của Tổng công ty và công ty con đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 46.287 tỷ đồng, khoản phải trả quá hạn của Tổng công ty và công ty con là 13.743 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 17.026 tỷ đồng. Trong năm kết thúc cùng ngày, Tổng công ty và công ty con có kết quả kinh doanh lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp với con số 5.632 tỷ đồng. Khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty và công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng phục hồi hoạt động sản xuát kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp và bên cho thuê, cũng như khả năng duyệt. Những điều kiện này cùng các vấn đề khác trình bày tại thuyết minh cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chăn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tổng Công ty và công ty con.

Ngoài ra, tại thuyết minh số 3 của BCTC hợp nhất có mô tả việc Tổng Công ty áp dụng phương pháp tính và ghi nhận chi phí khấu hao và chi phí phân bổ tiền sửa chữa bảo dưỡng máy bay và động cơ cho các năm tài chính kết thúc năm 2020, 2021,2022 theo hướng dẫn kế toán riêng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Từ tháng 1/1/2023, phần chênh lệch giữa chi phí khấu hao và phân bổ theo phương pháp được phê duyệt riêng được Tổng Công ty tiếp tục phân bổ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Lỗ thêm trăm tỷ sau kiểm toán

Về kết quả kinh doanh, số liệu trên BCTC kiểm toán và số liệu theo BCTC công ty tự lập có một số điều chỉnh. Cụ thể:

Về doanh thu, BCTC kiểm toán ghi nhận doanh thu thuần đạt 91.540 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước đó và điều chỉnh tăng 82 tỷ đồng so với số liệu công ty tự lập. Tuy vậy, chi phí giá vốn bỏ ra được điều chỉnh tăng mạnh hơn, dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 3.885 tỷ đồng, điều chỉnh giảm 55 tỷ đồng so với số trước đó.

Một chỉ tiêu khác được điều chỉnh mạnh là chi phí tài chính 4.405 tỷ đồng - điều chỉnh tăng 78 tỷ đồng so với số liệu trước đó. Lãi từ các công ty liên doanh liên kết cũng bị điều chỉnh giảm bớt 19 tỷ đồng.

Đây là những nguyên nhân chính khiến tổng kết cả năm Vietnam Airilnes lỗ 5.631 tỷ đồng - giảm một nửa so với số lỗ 11.223 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2023. Số lỗ này bị điều chỉnh tăng 115 tỷ đồng so với số liệu công ty tự lập.

Với số lỗ năm thứ 4 liên tiếp, Vietnam Airlines đã lỗ lũy kế 41.057 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 17.000 tỷ đồng.

Phục hồi dần hoạt động kinh doanh sau đại dịch, Vietnam Airlines cũng đã gia tăng số nhân viên. Tính đến 31/12/2023, Vietnam Airlines có 21.130 nhân viên, tăng thêm 561 nhân viên so với thời điểm đầu năm.

Số nhân viên của Vietnam Airlines đã quay trở về mức trước dịch, tuy vậy kết quả kinh doanh vẫn còn lỗ nặng.

Trong năm 2023, Vietnam Airlines cũng ghi nhận hoạt động phải bán bớt máy bay và thuê lại, giá trị tài sản cố định hữu hình là máy bay, động cơ máy bay giảm đi 590 tỷ đồng. Về tài sản là máy bay, động cơ máy bay, trong năm công ty cũng đã chuyển từ tài sản cố định thuê tài chính sang tài sản cố định hữu hình, trị giá 3.525 tỷ đồng.

Báo cáo cho biết, đến cuối năm 2023, Tổng công ty đang thuê tài chính 21 máy bay; theo hợp đồng, đến cuối giai đoạn của từng hợp đồng, Tổng công ty có quyền chọn mua lại những máy bay này.

Về nợ vay, tổng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đến hết năm 2023 lên đến 17.561 tỷ đồng. Vietnam Airlines cho biết khả năng trả nợ phụ thuộc và tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng…

Chủ nợ ngắn hạn lớn nhất của Vietnam Airlines là Vietcombank với 2.394 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 2.923 tỷ đồng nợ dài hạn; SeABank (2.380 tỷ đồng ngắn hạn); tiếp đó là MSB (1.915 tỷ đồng ngắn hạn)…

Dự báo thị trường hàng không 2024-2025

Theo dự báo của Vietnam Airlines, thị trường quốc tế sẽ từng bước được phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty cũng được kỳ vọng sẽ có kết quả tích cực hơn vào năm 2024-2025.

Trong quý I/2024, thị trường hàng không quốc tế được đánh giá đã cải thiện tại hầu hết các khu vực, trừ một số thị trường Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông (Trung Quốc). Nhóm đường bay châu Úc, Ấn Độ, Mỹ tăng trưởng tốt so với cùng kỳ và so với 2019.

Thị trường hàng không nội địa cơ bản đã phục hồi, với nhiều đường bay nội địa tăng trưởng tốt đặc biệt trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2024. Cụ thể, từ ngày 25/1 đến 24/2/2024 (tức là từ 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng Âm lịch), Vietnam Airlines khai thác hơn 13.300 chuyến bay, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trung bình mỗi ngày, hãng đã thực hiện hơn 420 chuyến bay, vận chuyển hơn 2 triệu lượt khách an toàn và đúng giờ.

Tuy nhiên, yếu tố biến động tỉ giá của một số đồng tiền chiếm tỉ trọng lớn trong thanh toán so với USD cũng đã gây những ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty. Đồng thời, giá nhiên liệu vẫn neo ở mức cao ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới, Vietnam Airlines dự kiến sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5/2024. Theo đó, số chuyến bay tăng cường tập trung trên các đường bay du lịch như giữa Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Côn Đảo… ‏

‏Trên mạng đường bay quốc tế, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia là những điểm đến có nhiều chuyến bay nhất của Vietnam Airlines. Hiện tại, nhiều chuyến bay hành trình Hà Nội – Huế, Quảng Bình, Nha Trang, Phú Quốc; TP HCM – Đà Nẵng, Phú Quốc…vào dịp cao điểm đã đầy chỗ từ 50% đến 70%.

Vietnam Airlines (HVN): Hoạt động kinh doanh đã hồi phục 80-90%, muốn tăng vốn điều lệ trong năm nay

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay, hoạt động kinh doanh của hãng hàng không quốc gia đã phục hồi 80-90% đồng thời đề nghị được ...

Doanh nghiệp nổi bật tuần qua: VinFast "vươn mình" tới châu Phi; cổ phiếu HPX được "cởi trói"

VinFast ký thỏa thuận với nhà phân phối đầu tiên tại châu Phi; 304 triệu cổ phiếu HPX của Hải Phát Invest được HOSE cởi ...

Pacific Airlines trả toàn bộ tàu bay để xoá nợ, Vietnam Airlines (HVN) tiếp tục phải "đèo bòng"

Với việc trả lại toàn bộ 6 máy bay A320, Pacific Airlines đã được các chủ tàu xóa khoản nợ 220 triệu USD (khoảng 5.000 ...

Tiểu Vy