Lộ diện danh sách 73 'ông lớn' trong diện thoái vốn năm 2023 của SCIC

Cập nhật: 12:36 | 19/04/2023 Theo dõi KTCK trên

SCIC vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2023 gồm 73 doanh nghiệp với nhiều cái tên quen thuộc trên sàn chứng khoán như BMP, TTL, SEA, VEC, HND, PPC,…

Trong 73 doanh nghiệp vừa công bố, SCIC đã thoái vốn thành công tại 4 doanh nghiệp gồm Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Quảng Ngãi (29% vốn); Công ty CP Sửa chữa đường bộ và Xây dựng Tổng hợp II Quảng Bình (53% vốn); Công ty CP Sửa chữa đường bộ và Xây dựng Tổng hợp Quảng Bình (65% vốn); Công ty CP Quản lý đường thủy nội địa số 9 (51% vốn).

SCIC dự kiến bán vốn trên 90% tại các doanh nghiệp gồm: Công ty CP Giao thông Bình Thuận; Công ty CP Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ; Công ty CP Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại; Công ty CP Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên...

Ngoài ra, trong danh sách thoái vốn còn có nhiều tên tuổi quen thuộc trên sàn chứng khoán như: Công ty CP Nhựa Bình Minh (BMP); Tổng Công ty Thăng Long - Công ty CP (TTL); Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty CP ( Seaprodex, SEA), Tổng Công ty CP Điện tử và Tin học Việt Nam (VEC); Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) , Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP); Tổng Công ty Licogi- Công ty CP (LIC); Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC)...

Lộ diện danh sách 73 'ông lớn' trong diện thoái vốn năm 2023 của SCIC
Lộ diện danh sách 73 'ông lớn' trong diện thoái vốn năm 2023 của SCIC
Danh sách 73 doanh nghiệp SCIC sẽ thoái vốn trong năm nay

Mới đây, SCIC cũng đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với 6.657 tỷ đồng doanh thu, 2.903 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Nộp ngân sách nhà nước 2.881 tỷ đồng và giải ngân đầu tư 9.400 tỷ đồng.

Năm 2022, SCIC từng có kế hoạch thoái vốn tại 101 đơn vị thành viên. Trong danh sách, có nhiều công ty đáng chú ý như Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng (mã HND), Công ty CP Nhựa Bình Minh (mã BMP), Công ty CP Nhựa Việt Nam (mã VNP), Công ty CP Seaprodex (mã SEA), Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã QTP), Tổng Công ty CP Điện tử và Tin học Việt Nam (mã VEC), Công ty CP Công trình giao thông vận tải Quảng Nam (mã QTC), Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol (mã VNC), Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 - Công ty CP (mã FIC), Tổng công ty Thăng Long (mã TTL), Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam - Công ty CP (mã VIW), Tổng công ty Licogi (mã LIC). Tuy nhiên, diễn biến không thuận lợi, đà lao dốc của thị trường chứng khoán đã khiến những thương vụ này bị đình lại.

Được biết, từ khi thành lập đến nay, SCIC đã tổ chức bán vốn tại 1.040 doanh nghiệp, bán quyền mua tại 19 doanh nghiệp, với tổng giá vốn 12.410 tỷ đồng, thu về 51.062 tỷ đồng, kết quả thu được gấp 4,1 lần giá vốn.

Trong đó, có những thương vụ bán vốn tại các doanh nghiệp quy mô lớn như Công ty CP Sữa Việt Nam (thu về 20.276 tỷ đồng), Công ty CP Nhựa Bình Minh (thu về 2.330 tỷ đồng), Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (thu về 7.366 tỷ đồng). Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước là 48.319 tỷ đồng, chiếm gần 60% giá trị nộp ngân sách nhà nước của SCIC từ khi thành lập đến nay.

Trước thềm thoái vốn của SCIC, Viettronics có gì?

Theo thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), phiên đấu giá trọn lô cổ phần mà SCIC sở hữu tại Viettronics ...

SCIC khẳng định không đầu tư vào F88

Liên quan đến thông tin Quỹ đầu tư Việt Nam – Oman đầu tư vào F88, SCIC vừa có văn bản phản hồi khẳng định ...

20 nhà đầu tư nắm gần 80% cổ phần Vinamilk gồm những ai?

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có vốn điều lệ gần 20.900 tỷ đồng, nhưng 80% đã được sở hữu bởi 20 nhà ...

Phúc Lâm

Tin cũ hơn
Xem thêm