Liên tiếp đón tin vui, doanh nghiệp điện nào sẽ hưởng lợi trong thời gian tới?

Cập nhật: 09:27 | 02/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Trong 1 tuần trở lại đây, ngành điện liên tục đón tin vui khi quy hoạch điện VIII được phê duyệt cũng như cơ chế điều chỉnh mới được áp dụng.

Theo thông tin mới nhất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước.

Liên tiếp đón tin vui, doanh nghiệp điện nào sẽ hưởng lợi trong thời gian tới?
Quy hoạch điện VIII chính thức được thông qua.

Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu đã cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.

Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Định hướng cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII.

Về danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030, trong đó, tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW; tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW; tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW; tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW.

Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030: Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW; tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW; tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW; tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW; tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW.

Bên cạnh việc quy hoạch điện VIII được thông qua, ngành điện được dự báo sẽ hưởng lợi khi cơ chế điều chỉnh giá mới được áp dụng. Trong một phân tích mới đây của MBS, các chuyên gia cho rằng cơ chế mới là dấu hiệu cho các đợt tăng giá điện sau khi văn bản có hiệu lực từ 15/05/2024. Trong năm nay, giá điện bán lẻ có thể sẽ tăng trong khoảng 5 - 10%. Cơ chế này cũng sẽ giảm thiểu đáng kể những áp lực biến động đầu vào (hạn chế lớn của cơ chế cũ, phản ánh rõ nét trong giai đoạn 2021 - 2023). Theo đó, tình hình tài chính của EVN sẽ không chỉ cải thiện trong ngắn hạn, mà đồng thời được đảm bảo hơn trong dài hạn.

“Cơ chế mới ảnh hưởng tích cực lên chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt khi EVN đóng vai trò là nhà mua - bán điện chính”, MBS nhấn mạnh.

Với nhận định trên, trong 2024, cơ chế mới sẽ tạo dư địa để EVN tăng giá bán lẻ, phần nào giải quyết được bài toán dòng tiền thanh toán cho các nhà máy, đặc biệt nhóm nhiệt điện như POW, PGV, NT2, QTP ghi nhận khoản phải thu tiền điện tăng mạnh cùng tỷ trọng khoản phải thu/tổng tài sản cao.

Mặt khác, nhóm xây lắp điện như PC1, TV2 cũng sẽ được hưởng lợi, đến từ nhu cầu đầu tư hạ tầng điện dự kiến tăng 12% so với cùng kỳ trong 2024. Việc tài chính cải thiện giúp EVN đảm bảo hoạt động đầu tư không bị gián đoạn. Với giả định giá bán lẻ điện tăng 5 - 10% trong 2024, dự kiến giá bán lẻ sẽ cao hơn giá đầu vào trung bình (tại quý III/2023) từ 0,4 - 5%, bổ sung 43.000 – 73.000 tỷ đồng doanh thu cho EVN.

Nhìn về dài hạn, MBS khẳng định, cơ chế giá bán lẻ mới là một sự chuẩn bị cần thiết. Theo Quy hoạch điện VIII, tỷ trọng các nguồn điện giá cao bao gồm điện khí LNG tăng từ 9% lên 24%, điện gió tăng 6% lên 18%, đặc biệt có sự xuất hiện của điện gió ngoài khơi trong 2023 - 2030. Điều này dự kiến sẽ đẩy chi phí huy động bình quân các nhà máy của EVN lên nhanh chóng khi tỷ trọng các nguồn điện truyền thống giá thấp dự kiến sẽ giảm dần.

Với cơ chế mới, MBS hy vọng dư địa huy động các nguồn điện giá cao sẽ tăng lên và phần nào giúp đẩy nhanh tiến độ đàm phán PPA các dự án điện khí, cũng như triển khai các chính sách năng lượng tái tạo khi cơ chế này giúp chuyển một phần rủi ro chi phí tăng sang giá bán lẻ. Theo đó, nhóm doanh nghiệp điện có dự án điện khí LNG như POW, PGV hay những doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu REE, GEX, HDG, BCG sẽ có thể được hưởng lợi.

Áp lực bán gia tăng, VN-Index vững mốc MA10

Mặc dù gặp phải áp lực chốt lời trong phiên hôm nay tuy nhiên chỉ số VN-Index vẫn giữ được mốc MA10 cũng như MA20.

Sắp hoàn tất giao dịch 250 triệu USD giữa Masan và Bain Capital

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan vừa cho hay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiếp nhận hồ sơ khoản đầu tư 250 ...

Nhận định chứng khoán phiên 2/4: Vào vùng tăng điểm mất cân bằng, nhà đầu tư dừng mua mới

DSC bảo lưu nhận định đây là vùng tăng điểm mất cân bằng, đây không phải thời điểm để mua và nắm giữ dài hạn. ...

Góc nhìn đa chiều