Làm thế nào để trở thành nhân viên ưu tú?

Cập nhật: 16:21 | 11/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Làm thế nào để trở thành kiểu nhân viên ưa thích của các lãnh đạo? Chỉ cần bỏ chút thời gian cho những điều này, bạn sẽ nhanh chóng lọt vào mắt xanh của sếp, trở thành nhân viên yêu thích của họ.

1538-nvuutu
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

1. Học hỏi thêm ngoài giờ làm việc

Nhân viên có năng lực càng giỏi, lãnh đạo lại càng dễ đề bạt hơn. Người biết nỗ lực rèn luyện thêm ngoài giờ sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp, cũng là bớt cho sếp một gánh nặng.

Cho dù bạn không học hỏi, sớm muộn gì sếp cũng bắt bạn phải trau dồi tri thức, cải thiện năng lực. Giữa người chờ cầm tay chỉ việc và người chủ động học hỏi, dĩ nhiên lãnh đạo nào cũng có thiện cảm với kiểu nhân viên sau hơn.

Chẳng công ty nào không yêu cầu nhân viên học hỏi thêm ngoài giờ làm việc. Những nhân viên được sếp yêu quý cũng chẳng ai là không nỗ lực rèn luyện. Bạn vẫn muốn ngồi yên một chỗ chờ sếp an bài cho sao?

Không chịu chủ động học hỏi, đến bao giờ bạn mới nhận được sự yêu mến từ lãnh đạo? Đợi tới khi các đồng nghiệp khác chiếm hết cơ hội, lúc đấy bạn mới bừng tỉnh ra thì cũng đã muộn. Vì thế, ngoài 8 tiếng làm việc mỗi ngày, hãy chủ động rèn luyện và học hỏi thêm để nâng cao năng lực.

2. Đạt hiệu quả cao trong giờ làm việc

Nhân viên có được lãnh đạo yêu thích hay không, phần nhiều là dựa vào năng lực của người đó. Hiệu quả công việc càng cao, cơ hội được sếp yêu mến càng tăng. Nếu bạn cứ lãng phí 8 tiếng mỗi ngày cho những thứ vô bổ, vậy làm gì còn thời gian để cải thiện hiệu suất làm việc?

Làm việc chưa hiệu quả cũng chẳng sao, miễn là bạn có ý thức cải thiện tình hình thì lãnh đạo cũng vẫn yêu quý. Do đó, muốn biết giá trị của một nhân viên, lãnh đạo sẽ xem người đó nỗ lực bao nhiêu để nâng cao hiệu suất làm việc của mình.

Kể cả khi bạn cố gắng mãi mà hiệu quả công việc không cải thiện, lãnh đạo sẽ vẫn dành thiện cảm cho bạn vì sự nỗ lực không ngừng. Thậm chí, sếp có thể chủ động giải quyết vấn đề nan giải này cùng bạn; đây chính là dấu hiệu chứng tỏ họ quý bạn đến nhường nào.

Nếu lãnh đạo không đoái hoài đến bạn, đây chẳng phải chuyện tốt lành gì mà còn vô cùng nguy hiểm. Đã làm việc kém cỏi, lại không chịu tìm cách cải thiện, nếu không phải bị đồng nghiệp vượt mặt thì sớm muộn gì bạn cũng bị sếp đào thải.

3. Tốc độ phản hồi trong công việc

Lãnh đạo nào cũng thích kiểu nhân viên nhanh nhẹn, phản ứng tốt. Điều đó chứng tỏ họ luôn nghiêm túc với bản thân và đặt công việc lên hàng đầu. Bạn hãy tự hỏi mình xem đã đáp ứng được tiêu chuẩn này chưa?

Tốc độ phản hồi trong công việc phản ánh chân thực nhất tâm huyết với nghề và thái độ với sếp của bạn. Bản thân người làm lãnh đạo cũng không phải dạng vừa; họ biết rõ nhân viên nào xứng đáng nhận được mình yêu mến.

Kể cả khi năng lực có hạn, chỉ cần bạn nhanh nhẹn và biết điều, lãnh đạo sẽ vẫn yêu mến bạn như thường. Thái độ là tấm gương phản chiếu rõ nhất. Người nào thái độ không đúng đắn, ắt hẳn là có vấn đề.

Đừng sợ mình không biết mà phản ứng chậm hơn các đồng nghiệp khác. Thứ đầu tiên lãnh đạo nhìn vào là thái độ, không phải năng lực bạn có thể làm được gì. Vì thế, hãy học cách tăng tốc độ phản ứng trong môi trường công sở.

4. Xây dựng mối quan hệ thân mật

Chẳng bao giờ trò chuyện thân mật với lãnh đạo nhưng lại đòi hỏi họ phải nhớ tới mình; đây vốn dĩ là chuyện không thể. Bạn lấy tư cách gì đòi sếp yêu mến mình? Chẳng phải kiểu nhân viên được sếp yêu quý toàn là những người hay trò chuyện với sếp sao?

Muốn trở thành tâm phúc của lãnh đạo, chỉ làm việc ăn ý với họ thôi chưa đủ, mà còn phải thường xuyên trò chuyện thân tình với lãnh đạo về cuộc sống hàng ngày. Có như vậy, bạn mới có cơ may được lãnh đạo yêu mến.

Nếu không chủ động thiết lập mối quan hệ thân mật với lãnh đạo mà chờ họ đề cập trước, bạn sẽ mãi mãi không có cơ hội. Bởi lẽ xung quanh bạn có vô số đồng nghiệp không ngại tìm cách để lấy lòng sếp.

5. Đoán đúng ý của cấp trên

Có những nhân viên không cần chờ sếp nói đã hiểu ý, tự giác thực hiện công việc của mình. Người nắm rõ suy nghĩ của lãnh đạo, biết họ cần gì, muốn gì như thế, ắt sẽ được trọng dụng.

Đôi khi, lãnh đạo quá bận để nói với bạn mọi thứ. Người không thể phỏng đoán tâm ý của cấp trên sẽ rất khó được yêu mến. Bởi lẽ, họ sẽ phải làm điều mình không thích, đó là giải thích cho bạn hiểu.

Học cách đoán đúng ý lãnh đạo không chỉ giúp họ rảnh tay, mà còn đem lại lợi ích cho chính mình. Lần này không đúng thì đoán tiếp lần khác, chỉ cần bạn luôn cố gắng tìm hiểu ý sếp thì cơ hội luôn ở trước mặt.

Nếu cứ ngồi chờ lãnh đạo chỉ bảo, họ sẽ mất dần hứng thú với bạn, bởi rốt cuộc bạn cũng chẳng khác gì những nhân viên ngoài kia. Lãnh đạo chẳng thể yêu mến bạn, bởi trong mắt họ, bạn cũng chỉ như bao người bình thường.

Dành thời gian để trau dồi những kỹ năng trên sẽ đem lại rất nhiều lợi thế cho bạn trong môi trường công sở. Muốn trở thành tâm phúc của lãnh đạo, bạn phải biết họ muốn gì, cần gì để dành thời gian đáp ứng.

Từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội, không cần cạnh tranh khốc liệt cùng đồng nghiệp, cũng chẳng phải cầu xin năn nỉ sếp. Chỉ cần bạn làm việc đến nơi đến chốn, tự nhiên lãnh đạo sẽ chú ý tới bạn. Đây chính là thứ tình cảm xuất phát từ tận đáy lòng họ.

Bạn là ai không quan trọng bằng việc bạn ở cùng ai

Trong cuộc sống, bạn ở cạnh ai, bạn chơi với ai, điều này rất quan trọng, thậm chí nó có thể thay đổi cả quỹ ...

Kẻ thức thời là người biết nắm lấy cơ hội khi người khác vẫn đang đợi chờ

Sống trong thời đại không chắc chắn, điều gì cũng có thể xảy ra. Đại dịch đã thay đổi toàn bộ cách thế giới vận ...

Thất bại lớn nhất của đời người là kết nhầm bạn

Là một người biết nghĩ, chọn đúng bạn mà chơi, chọn đúng nơi mà gửi, chọn đúng người mà tin và hãy tránh xa 4 ...

st

Tin liên quan