Lạm phát ở Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát

Cập nhật: 11:00 | 24/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô do ngân hàng UOB vừa cập nhật ở thời điểm kết thúc quý II giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam ở mức 6,5%, phù hợp với mục tiêu 6-6,5% do Chính Phủ đề ra. UOB cho biết GDP quý II của Việt Nam có thể tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, sau đó đạt mức tăng trưởng cao hơn 7,6% trong quý III.

Kỳ vọng ngân hàng sớm đẩy nhanh gói hỗ trợ 2% lãi suất

Lạm phát leo thang, giới đầu tư tìm "hầm trú ẩn" tại các cổ phiếu phòng thủ

Chủ tịch Fed cảnh báo về nguy cơ suy thoái

Cụ thể, trong quý I, GDP của Việt Nam tăng 5% khi lĩnh vực dịch vụ phục hồi hậu đại dịch. Đại diện ngân hàng này cho biết đà tăng trưởng cơ bản của Việt Nam vẫn được giữ nguyên trong quý II. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục phục hồi, tăng trưởng 9,2% so với cùng kỳ năm trước sau 5 tháng đầu năm.

Một chỉ báo tích cực khác là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 5 bất chấp bối cảnh bất ổn từ xung đột Nga - Ukraine và giá hàng hóa leo thang. Dù vậy, vốn FDI đăng ký từ đầu năm vẫn thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước còn 11,7 tỷ USD.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về phía người tiêu dùng, việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại tạo ra sức sống mới cho lĩnh vực dịch vụ. Cụ thể, tổng mức thương mại bán lẻ trong 5 tháng đầu năm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu là dịch vụ du lịch tăng gần 35% so với đầu năm, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 16%.

Tuy nhiên, một số rủi ro từ bên ngoài được UOB nhận định đang đặt ra thách thức đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam bao gồm xung đột Nga - Ukraine và tác động của nó đối với giá hàng hóa dẫn đến rủi ro lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ trên khắp thế giới và cuối cùng vẫn là diễn biến của Covid-19.

Với con số lạm phát đang được quan tâm, nhóm nghiên cứu của ngân hàng dự báo lạm phát Việt Nam ở mức 3,7% trong năm nay, tăng lên 5% vào năm 2023. Giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu tăng cao cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng lạm phát ở Việt Nam. Đặc biệt, chi phí liên quan đến vận tải đã tăng với tốc độ hai chữ số trong 14 tháng qua.

Theo các chuyên gia của HSBC, khác với nhiều khu vực trên thế giới, lạm phát chưa phải vấn đề đáng lo ngại với châu Á trong vòng một năm qua, tuy nhiên, tình hình đang thay đổi khá nhanh.

Ở các nước thuộc khối ASEAN, rủi ro lạm phát đã có chiều hướng tăng từ đầu năm 2022 khiến cả lạm phát cơ bản lẫn toàn phần đều tăng cao hơn so với mức trước đại dịch. Mặc dù vậy, tác động ở mỗi nước một khác, cụ thể, áp lực lạm phát với Singapore, Thái Lan và Phillipines có phần nặng nề hơn trong khi ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia thì lạm phát vẫn ở mức tương đối.

Tuy nhiên, chuyên gia HSBC đánh giá lạm phát toàn phần nhiều khả năng sẽ sớm tăng mạnh, nhất là trong bối cảnh giá năng lượng tăng lên. Giá dầu thế giới dù đã "hạ nhiệt" so với đỉnh hồi tháng Ba song vẫn ở mức cao, trong khi giá khí đốt tự nhiên vẫn tiếp tục tăng.

Đây không phải một tin vui với các nước trong khối ASEAN. Ngoại từ Malaysia và Indonesia (xét về khí đốt tự nhiên và than đá), các nền kinh tế còn lại đều là những quốc gia nhập khẩu ròng năng lượng.

Đối với Việt Nam, chuyên gia HSBC phân tích lạm phát giá năng lượng cũng đã kéo dài được một thời gian. Giá vận tải tăng cao kỷ lục, vượt qua lạm phát thực phẩm để trở thành động lực chính thúc đẩy lạm phát toàn phần của Việt Nam.

HSBC cũng cho biết ASEAN sẽ không tránh được tác động của giá cá tăng lên. Vì vậy chuyên gia HSBC đã nâng mức dự báo năm 2022 với Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines; giảm nhẹ mức dự báo năm 2022 với Việt Nam do giá thực phẩm trong nước ổn định nhiều khả năng sẽ giúp kiềm chế lạm phát toàn phần.

Sau khi xem xét cả hai vấn đề lạm phát và tăng trưởng, căn cứ vào đó, HSBC đã điều chỉnh dự báo lãi suất điều hành.

"Chúng tôi dự báo tình trạng giá năng lượng cao còn kéo dài sẽ tiếp tục đẩy giá cả nói chung lên, nhiều khả năng sẽ có lúc vượt qua trần 4% của Ngân hàng Nhà nước trong nửa sau của năm 2022 nhưng chỉ là tạm thời. Tình hình đó có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022 trước khi tăng lãi suất ba lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản trong năm 2023," chuyên gia HSBC dự báo.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm