Lạm phát hạ nhiệt, mối lo của "đầu tàu" Đức - Pháp trong EU vẫn chưa kết thúc

Cập nhật: 16:48 | 29/09/2023 Theo dõi KTCK trên

Tình hình lạm phát đang dịu lại ở cả hai quốc gia là Đức và Pháp. Tuy nhiên, để nền kinh tế hồi phục thực sự vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Lạm phát ở cả Đức và Pháp đều chậm lại trong tháng 9

Theo Cục Thống kê liên bang Đức, trong tháng 9, giá tiêu dùng chỉ tăng trung bình 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đạt 6,1% trong tháng 8. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022, khi lạm phát chỉ ở mức 4,3%. Giá năng lượng tăng mạnh đã thúc đẩy lạm phát tăng cao sau khi cuộc chiến tranh ở Ukraine bùng nổ.

Tuy nhiên, lý do khiến tỷ lệ lạm phát giảm đáng kể đến từ cách thống kê. Việc Chính phủ Đức đưa ra chương trình giảm giá nhiên liệu và vé 9 euro từ tháng 6-8/2022 nhằm giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng đã không được đưa vào thống kê dùng để so sánh với mức lạm phát của năm trước. Chính điều này đã khiến cho tỷ lệ lạm phát giảm mạnh. Nhà kinh tế trưởng Jürgen Michels của Ngân hàng BayernLB nhận định các hiệu ứng cơ bản sẽ tiếp tục có tác động trong những tháng tới, nhưng tỷ lệ lạm phát sẽ khó có thể duy trì ở mức trên dưới 2% cho đến năm 2025.

Vào tháng 8, doanh số bán lẻ của Đức bất ngờ giảm do lạm phát kéo dài đã ảnh hưởng đến tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro.

Dữ liệu hôm nay 29/9 cho thấy, doanh số bán lẻ của Đức đã giảm 1,2% trong tháng 8 so với tháng trước, cách xa dự đoán của giới phân tích với mức tăng 0,5%. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ giảm 2,3%.

Trong khi đó ở Pháp, lạm phát bất ngờ chậm lại trong tháng 9 do giá thực phẩm giảm nhanh hơn mức tăng cao của giá năng lượng. Theo Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (INSEE), giá tiêu dùng của Pháp tháng 9 đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 5,7% trong tháng 8. Giá thực phẩm tăng 9,6% trong tháng 9 sau khi tăng 11,2% trong tháng 8, trong khi giá năng lượng tăng 11,5% sau khi tăng 6,8% trong tháng 8.

Giá thực phẩm tăng cao khiến người tiêu dùng phải cắt chi tiêu và chính phủ Pháp phải vật lộn với sức mạnh của các nhà bán lẻ và nhà sản xuất để hạ giá thành.

Với hy vọng người tiêu dùng sớm được mua bán sản phẩm với mức giá dễ chịu hơn, Chính phủ đã gửi dự luật tới Quốc hội nhằm chuyển thời hạn kết thúc đàm phán giá hàng năm sang ngày 15/1/2024, thay vì thời hạn truyền thống là ngày 1/3. Một cuộc thăm dò của Reuters gồm 16 nhà kinh tế đã đưa ra dự báo trung bình về tỷ lệ lạm phát trong 12 tháng là 5,9%.

Trên góc độ doanh nghiệp, các nhà bán lẻ Pháp Carrefour (CARR.PA) và E-Leclerc hôm thứ Ba cho biết họ sẽ bán nhiên liệu ô tô theo giá gốc dưới áp lực của chính phủ, nhằm giảm giá thành sau khi dầu thô tăng giá đột biến gần đây. Để giúp người dân đối phó với lạm phát, chính phủ Pháp ban đầu cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán lỗ nhiên liệu, nhưng đã sửa đổi kế hoạch trước sự phản đối của các nhà phân phối.

Lạm phát hạ nhiệt, mối lo của
Cổng thành Brandenburg, thủ đô Berlin, nước Đức. Nguồn: unsplash

Nước Đức có đủ phương tiện để vực dậy nền kinh tế đang “ốm yếu” của mình?

Đức có đủ phương tiện để vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của mình, nhưng liệu quốc gia này có sử dụng nó không? Sức mạnh tài chính của Berlin mang lại cho nước này một lựa chọn mà hầu hết các quốc gia khác chỉ có thể mơ ước để vực dậy tăng trưởng: Một kế hoạch đầu tư được tài trợ bằng thâm hụt.

Lựa chọn này sẽ khiến Đức từ bỏ việc gắn bó với ngân sách cân bằng để chuẩn bị cho các gói kích thích tài chính, nhằm thúc đẩy lại nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn phải nhấn mạnh rằng, Berlin không thích nợ nần đến mức, nước này không chỉ từ chối sử dụng biện pháp khắc phục thâm hụt mà còn thực sự đang tìm cách thắt chặt tài chính của mình - ngay cả khi nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái lần thứ hai trong vòng một năm.

Sau khi nới lỏng hầu bao quốc gia trong thời kỳ đại dịch, các nhà hoạch định chính sách của Đức đang quay trở lại công việc cũ. Họ cũng nhận thức sâu sắc rằng “những người cảnh giác về trái phiếu” dường như đã quay trở lại, sẵn sàng áp đặt kỷ luật đối với các nhà hoạch định chính sách và thúc ép họ kiểm soát kỳ vọng lạm phát, thông qua việc lãi suất trái phiếu chính phủ ở mức cao.

Khi thị trường quay trở lại tình trạng cảnh giác về trái phiếu, các ngân hàng trung ương có thể giữ lãi suất “cao hơn trong thời gian dài hơn” để giải quyết tình trạng lạm phát tăng cao, vốn đang được thúc đẩy bởi thị trường lao động thắt chặt và nhu cầu nguyên vật liệu cũng như đầu tư đang tăng lên, phục vụ cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

Trong bối cảnh này, trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ và khu vực đồng euro có thời hạn lên tới 5 năm mang lại lợi suất hấp dẫn và sẽ vẫn hấp dẫn miễn là lạm phát được kiểm soát, và suy thoái kinh tế sắp tới ở mức vừa phải. Điều đáng chú ý, là bất kỳ triển vọng nào về việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đến giải cứu Đức đều là rất xa vời. Giống như Berlin ưu tiên kỷ luật tài chính hơn tăng trưởng, nên ECB đặt sự ổn định về giá lên hàng đầu, theo tờ Financial Times.

Nhiều nhà phân tích không kỳ vọng ECB sẽ cắt giảm lãi suất cho đến ít nhất là nửa cuối năm 2024. Xu hướng này sẽ gây áp lực lên thị trường lao động vốn đã thắt chặt. Môi trường địa chính trị ngày càng căng thẳng cũng bắt đầu làm lu mờ tầm quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu của các ngân hàng trung ương. Nói tóm lại, thị trường đang chuyển từ thời kỳ thống trị về tiền tệ sang thời kỳ thống trị về địa chính trị.

Theo Financial Times, kế hoạch bình thường mới này thách thức mô hình đa phương của Đức. Nước Đức từng nhập khẩu khí đốt của Nga trong nhiều thập kỷ và sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Chắc chắn, Đức không còn ở tình trạng như những năm 1990, khi đất nước thống nhất. Nhưng khả năng cạnh tranh mà nước Đức có được nhờ những cải cách vào đầu những năm 2000 hiện đang suy yếu và các vấn đề về cơ cấu đang bộc lộ trước những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu, mà Đức đang dựa vào động lực xuất khẩu để tăng trưởng.

Lạm phát hạ nhiệt, mối lo của
Mộc Trà việt hóa

Quả thực, một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, vị thế tương đối của các quốc gia ở phía nam của khối này và Đức đã đảo ngược. Hy Lạp hiện đang dẫn đầu sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch ở các nền kinh tế phía nam khu vực đồng euro. Financial Times dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Đức sẽ giảm 0,3% trong năm nay và khu vực đồng euro nói chung sẽ tăng 0,5%. Đầu tư công của Đức chiếm 2,7% GDP, sau 3,4% của Mỹ. Tuy nhiên, Đức đang có kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tuân thủ quy định phanh nợ mà nước này đã dừng từ năm 2020 đến năm 2022 để giúp giải quyết các chi phí liên quan đến đại dịch Covid-19.

Không có sự đồng thuận chính trị nào ở Berlin về việc bãi bỏ quy tắc này, vốn được đưa vào hiến pháp năm 2009, nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu của chính quyền trung ương ở mức 0,35% GDP. Mặc dù có thể có một số điều chỉnh “ngoài bảng cân đối kế toán”, như với quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro của Đức dành cho chi tiêu quân sự, Berlin muốn thắt chặt việc phát hành nợ.

Các doanh nghiệp cũng nâng cao năng lực sản xuất, bao gồm cả việc tính toán chuyển nhà máy sản xuất về nước, dù nó đồng nghĩa với việc tăng chi phí vốn, nhưng như vậy một số doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp sẽ được hưởng lợi. Các doanh nghiệp Đức vẫn là một phần của nỗ lực tái thiết đất nước, nhưng các vấn đề cơ cấu mà nền kinh tế quốc gia của họ phải đối mặt sẽ khiến việc này trở nên khó khăn hơn nếu không có biện pháp củng cố về tài chính.

Nền kinh tế Đức “ốm yếu” tới khi nào?

Trong quý cuối cùng của năm nay, tăng trưởng GDP của Đức được dự báo sẽ hồi phục trở lại, dù khiêm tốn với 0,2%.

Tình hình kinh doanh tại Eurozone đang ở mức thấp nhất 3 năm

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) tổng hợp trong tháng 8/2023 của Eurozone do S&P Global khảo sát giảm từ 48,6 điểm xuống còn ...

Phía sau quyết định giữ lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức âm, trái ngược với quyết định của các ngân ...

Mộc Trà

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm