Khởi tố vụ án tài xế gây tai nạn làm chết hai phụ nữ ở hầm Kim Liên:

Lái xe có sử dụng rượu bia rồi gây tai nạn, xử lý thế nào?

Cập nhật: 21:15 | 05/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngày 2/5, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ", theo điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, để điều tra hành vi tông chết hai phụ nữ của Lê Trung Hiếu (39 tuổi).  

lai xe co su dung ruou bia roi gay tai nan xu ly the nao Liên tiếp các vụ phụ nữ lái xe ô tô gây tai nạn liên hoàn: Cần bỏ ngay những điều này kẻo gây họa lớn
lai xe co su dung ruou bia roi gay tai nan xu ly the nao Lái xe gây tai nạn giao thông nghiêm trọng sẽ bị thu hồi vĩnh viễn bằng lái
lai xe co su dung ruou bia roi gay tai nan xu ly the nao Tài xế xe container gây tai nạn liên hoàn ở Long an “dương tính với ma túy”

Gây họa vì 6 chai bia

Theo đó, vào rạng sáng ngày 1/5/2019, Lê Trung Hiếu (SN 1980, trú tại phố Văn Cao, quận Ba Đình), điều khiển xe ô tô Mercedes màu trắng, BKS: 30F-154.78, đến hầm Kim Liên thì đâm vào chiếc xe Honda Vision đi cùng chiều. Hậu quả khiến 2 phụ nữ đi xe máy là chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976, trú phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và chị Trần Thị Quỳnh (SN 1976, trú đường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) bị thương nặng, rồi tử vong. Sau khi xảy ra TNGT xe ô tô rời khỏi hiện trường đến ngã 3 Đại Cổ Việt -Tạ Quang Bửu thì bị tổ Y4, 141 giữ lại.

lai xe co su dung ruou bia roi gay tai nan xu ly the nao
Lái xe Lê Trung Hiếu và chiếc xe gây tai bạn bị móp đầu.

Theo chỉ huy Tổ công tác đặc biệt Y4/141- Công an TP Hà Nội thông tin, ngay sau vụ tai nạn, Tổ công tác Y4 làm nhiệm vụ gần đó đã tiến hành kiểm tra nồng độ cồn với tài xế Lê Trung Hiếu. Kết quả cho thấy tài xế Lê Trung Hiếu vi phạm 0,751 mg/lít khí thở. Đây là mức vi phạm rất nặng, bởi chỉ cần vi phạm 0,4 miligam/lít khí thở, tài xế đã bị xử phạt ở mức cao nhất là 17 triệu đồng. Đáng chú ý, chỉ huy Tổ công tác Y4 thông tin, vào thời điểm trên, tài xế Mercedes chạy lòng vòng trong khu vực ký túc xá trường Đại học Bách Khoa rồi từ phố Tạ Quang Bửu ra và cũng không biết mình gây tai nạn. Khi cảnh sát hỏi đi đâu, tài xế Mercedes trả lời không biết mình gây tai nạn ở chỗ nào và đang đi tìm biển số xe bị rơi.

Chỉ 5 phút sau có người dân lưu thông qua đường báo cho tổ Y4 có vụ tai nạn chết người, lập tức cảnh sát cho người lên kiểm tra tại hiện trường. Khi phát hiện vụ tai nạn, Tổ Y4 đã dừng xe ô tô Mercedes, đồng thời tiến hành kiểm tra nồng độ cồn với tài xế. Sau đó, Tổ Y4 đã báo cho Công an phường Lê Đại Hành cùng Công an quận Hai Bà Trưng ra hiện trường phối hợp giải quyết theo thẩm quyền. Lái xe Lê Trung Hiếu đã bị công an tạm giữ ngay sau đó, và bị xác định đã uống rượu, bia trước khi gây tai nạn.

Tại cơ quan công an, Hiếu cho biết, anh ta đã cầm lái ô tô từ năm 2006, tức là được gần 13 năm cho tới nay. Tuy nhiên, kinh nghiệm này không giúp ích gì cho Hiếu, khi anh ta uống quá nhiều bia, rượu mà vẫn cầm lái. "Tôi uống với bạn bè tại một quán trên phố Thợ Nhuộm. Chúng tôi uống cả bia và rượu. Tôi uống khoảng 6 chai bia, sau đó uống tiếp rượu. Khi ra về, tôi còn đưa một người bạn về nhà, rồi mới đi tiếp. Tới hầm Kim Liên thì tôi gây ra tai nạn", lái xe Hiếu cho hay. Đối tượng trên nói rằng, ở thời điểm xảy ra vụ việc, anh ta đi sang bên phải đường, rồi va quệt với xe máy của hai phụ nữ đi cùng chiều. Cú va chạm mạnh khiến nắp capo của chiếc xe Mercedes bị móp méo, song Hiếu không dừng lại, mà tăng ga bỏ chạy. Sau đó, Hiếu chạy lòng vòng qua vài tuyến phố, rồi quay lại vị trí gần hiện trường để nghe ngóng, thì bị tổ công tác Y4-141 đang làm nhiệm vụ chặn giữ, khống chế.

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý thế nào?

Xử lý hành chính: Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử lý như sau: Đối với người điều khiển ô tô: Mức phạt từ 5 - 6 triệu đồng; Đối với người điều khiển xe máy: Mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng; Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện: Mức phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.

lai xe co su dung ruou bia roi gay tai nan xu ly the nao
Hiện trường vụ tai nạn và chiếc xe ô tô.

Xử lý hình sự: Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông được quy định là một tình tiết tăng nặng trong Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 15 năm tù.

Cụ thể, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm:

(a) Làm chết người; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; (c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; (d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: (a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; (b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; (c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; (d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; (đ) Làm chết 2 người; (e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; (g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỉ đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: (a) Làm chết 3 người trở lên; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; (c) Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên.

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Có độ cồn là khởi tố, không cần gây ra tai nạn

Theo Luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân – Học viện tư pháp TPHCM: các quy định về hành vi vi phạm trong luật hiện nay chưa đủ nghiêm, có những quy định hành vi vi phạm nhưng không kiểm soát được. Ví dụ như tài xế lái xe đường dài, luật quy định thời gian lái xe nhưng thực tiễn không kiểm soát được để xử phạt dẫn đến họ sử dụng chất kích thích để chống buồn ngủ, mệt mỏi… Đó là một trong những nguyên nhân dễ gây tai nạn. Một điều phải kể đến là ý thức của người dân tuân thủ pháp luật chưa cao. Với tình trạng trật tự an toàn giao thông hiện nay, thiệt hại từ tai nạn giao thông quá lớn cho xã hội mà rượu bia là một trong những nguyên nhân thì luật nên quy định, chỉ cần uống rượu bia mà sau đó lái xe thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Có như vậy mới đủ sức răn đe, chứ không phải gây ra thiệt hại mới chịu trách nhiệm.

Trang Nhi

Tin liên quan