Trái phiếu bất động sản bộc lộ nhiều rủi ro

Cập nhật: 08:34 | 22/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Lãi suất tiền gửi trung bình của ngân hàng dao động 6- 7%/năm, còn lãi suất trái phiếu BĐS có lúc vượt 14% và nhà đầu tư cá nhân có xu hướng chuyển tiền gửi sang mua trái phiếu do bị hấp dẫn bởi lãi suất cao.

2431-tp220
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Thời gian qua, thị trường TPDN tăng trưởng mạnh mẽ đã góp phần phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán và tác động tích cực đối với các doanh nghiệp.

Chủ tịch một doanh nghiệp BĐS niêm yết từng chia sẻ, doanh nghiệp sẵn sàng phát hành trái phiếu lãi suất cao bởi điều này giúp doanh nghiệp huy động vốn nhanh, đem lại hiệu quả về dòng tiền.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, thị trường TPDN đang phát triển nóng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, "thị trường trái phiếu hiện nay đang rất nóng, nguy cơ vỡ bom nợ trái phiếu dần hiện rõ, đặc biệt là trái phiếu bất động sản".

Bộ Tài chính cũng đã đưa ra cảnh báo việc phát hành TPDN riêng lẻ bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Lãi suất tiền gửi trung bình của ngân hàng dao động 6- 7%/năm, còn lãi suất trái phiếu BĐS có lúc vượt 14% và nhà đầu tư cá nhân có xu hướng chuyển tiền gửi sang mua trái phiếu do bị hấp dẫn bởi lãi suất cao.

Trong khi đó, thống kê của VBMA cho thấy có khoảng 21,6% trái phiếu BĐS được phát hành trong 8 tháng đầu năm (gần 1 tỷ USD) không có tài sản đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu. SSI Research từng đưa ra cảnh báo, việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa bởi khi sự kiện vi phạm xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) cũng bị sụt giảm nghiêm trọng.

Theo TS. Võ Trí Thành, thị trường TPDN Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố quan trọng như nền tảng hệ thống thanh toán, khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực kế toán kiểm toán, đặc biệt là thiếu đơn vị xếp hạng tín nhiệm và quỹ tài chính. Do vậy, gần như cuộc chơi trên thị trường này thuộc về các ngân hàng thương mại.

Hiện nay, các ngân hàng và công ty chứng khoán đóng vai trò thu xếp cho các đợt phát hành và quản lý tài sản đảm bảo. Theo dữ liệu từ Fiin Group, hơn 70% TPDN do ngân hàng nắm giữ.

Thời gian gần đây, các công ty chứng khoán cũng bắt đầu tham gia với vai trò trái chủ của nhiều khoản nợ lớn như: 4.800 tỷ đồng của Bông Sen Corp; 2.000 tỷ đồng của Vạn Trường Phát; 950 tỷ đồng của CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG); 900 tỷ đồng của Công ty TNHH Đầu tư Big Gain;…

Ngoài những rủi ro về nền tảng pháp lý, tín dụng, lãi suất, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng bất cân xứng thông tin giữa bên mua và bên bán cũng là rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Mặc dù đã có những quy định về công bố thông tin đối với tổ chức phát hành, tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đầy đủ thông tin công bố (tình hình tài chính, tài sản đảm bảo,…), nhất là các doanh nghiệp chưa đại chúng. Chưa kể thời điểm phát hành và thời điểm doanh nghiệp phát hành còn có độ trễ vài tháng.

TS. Đinh Thế Hiển cũng cảnh báo các nhà đầu tư nên thận trọng với trái phiếu của các công ty bất động sản bởi kênh đầu tư này sẽ không được Nhà nước bảo vệ.

Trước những rủi ro dần hiện hữu, cơ quan Nhà nước đã có những động thái siết chặt hơn việc phát hành TPDN, nhất là những trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Bộ Tài chính và Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra thông báo sẽ tiến hành thanh tra tình hình phát hành cũng như hoạt động cung cấp dịch vụ phát hành TPDN.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang lấy ý kiến dự thảo thông tư mới liên quan đến thị trường TPDN, trong đó có nội dung ngân hàng không được vay vốn tổ chức tín dụng khác để đầu tư trái phiếu, không được mua TPDN phát hành với mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác,... nhằm siết chặt vốn của các nhà băng đổ vào thị trường này.

Hơn 1,9 tỷ cổ phiếu “họ Bank” sẽ chuyển giao dịch từ HNX sang HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có thông báo về việc chuyển giao dịch cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài ...

Gần 25.000 tỷ đồng tiền gửi rút khỏi hệ thống ngân hàng trong vòng 1 tháng

Hiện chênh lệch tiền gửi – tín dụng là khoảng 570 nghìn tỷ đồng, trong khi cuối năm 2020 là khoảng 830 nghìn tỷ. Như ...

Thêm nhiều căn hộ chung cư được ngân hàng phát mãi để thu hồi nợ xấu

Bên cạnh việc phát mại bất động sản nhà đất, xe ô tô,...nhiều ngân hàng cũng đăng thông báo phát mại chung cư để xử ...

Linh Đan