Lãi suất huy động vốn hấp dẫn liệu còn là nền tảng chính để thu hút khách hàng?

Cập nhật: 10:57 | 17/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sau giai đoạn tái cơ cấu một số NHTMCP đã khẳng định được uy tín, vị thế trên thị trường. Các ngân hàng không cần thu hút khách hàng bằng mức lãi suất cao trong huy động vốn mà vẫn có nền tảng khách hàng tốt, tỉ lệ vốn giá rẻ cao...

lai suat huy dong von hap dan lieu con la nen tang chinh de thu hut khach hang

Lãi suất cho vay mua ô tô các ngân hàng tháng 1/2020 mới nhất

lai suat huy dong von hap dan lieu con la nen tang chinh de thu hut khach hang

Nhận định của SSI về lãi suất huy động năm 2020

lai suat huy dong von hap dan lieu con la nen tang chinh de thu hut khach hang

Lãi suất năm 2020 sẽ ra sao?

Lãi suất không còn là vũ khí chiến lược

Năm qua, mặt bằng lãi suất tương đối ổn định và giảm khá mạnh sau khi NHNN ban hành Quyết định số 2415/QĐ-NHNN ngày 18/11/2019 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm...

Cùng với việc phải thực hiện quy định giảm trần lãi suất huy động và đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN về giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn trong cho vay trung dài hạn đã khiến các TCTD phải điều chỉnh mạnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng vốn trung và dài hạn.

Cách thức hầu hết NHTM áp dụng để đạt được mục tiêu này là tăng lãi suất huy động cho các kỳ hạn dài.

Theo đánh giá của các chuyên gia, gửi tiết kiệm hiện vẫn được coi là kênh đầu tư hấp dẫn bởi mức lãi suất cao, rủi ro thấp. Chính vì thế cạnh tranh giữa thu hút vốn giữa các NHTM khá khốc liệt. Quãng thời gian sát Tết Nguyên đán chính là những ngày các NHTM chạy đua thu hút vốn.

Bởi, không tính các cá nhân, đơn vị còn đang “đánh quả” tết thì đây là lúc nhiều người “hạch toán” doanh thu sau một năm vất vả ngược xuôi.

Các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ vốn đã được ngân hàng chăm sóc cả năm, giờ có khoản tiền tạm nhàn rỗi thì hiển nhiên được giữ trên tài khoản của ngân hàng thân thiết.

Vì vậy đối tượng các NHTM nhắm đến lúc này là những khách hàng mới, những người tay hòm chìa khóa trong gia đình.

Đến hẹn lại lên, hàng loạt chương trình tiết kiệm hấp dẫn được tung ra, từ “Tết đang về cùng bạn” của NHTMCP Bản Việt; “Tiết kiệm Đắc Lộc Phát” của NHTMCP Sài Gòn… đến “Gửi Tiền Rộn Ràng Quà, Vui Trọn Tết Vô giá” của VP Bank…

Lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng cao nhất trên thị trường hiện nay khoảng 8% - 8,5%/năm, cá biệt có nơi lên đến 9%/ năm.

Hiện NHNN không quy định trần lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng của các TCTD. Song, nếu NHTM nào có mức huy động quá cao sẽ không chỉ gây chú ý đối với khách hàng mà cả… thanh tra, giám sát ngân hàng. Hơn nữa, lãi suất huy động là chi phí đầu vào.

Do đó, nếu NHTM tăng lãi suất huy động đột biến thông thường sẽ chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, thậm chí tại một số điểm giao dịch ấn định.

Lượng vốn huy động lớn, lãi suất thấp đã tạo điều kiện cho các NHTM nhà nước luôn đi đầu trong chấp hành các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN về giảm lãi suất cho vay, triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi cho các đối tượng cần ưu tiên…

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận lợi ích mà họ đang nhận được cũng không nhỏ. Số liệu từ bộ phận vốn và kinh doanh nguồn vốn của một NHTM nhà nước cho thấy, chỉ riêng hoạt động hoạt động Tự doanh tiền gửi (Money Market: nhận tiền gửi/đi vay; gửi tiền/cho vay trên thị trường 2) đã mang lại lợi nhuận hơn 600 tỷ đồng cho ngân hàng này trong năm 2019.

Nhiều NHTMCP đang có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA) khá cao, lên đến 30%.

Và một yếu tố quan trọng khác: Sau giai đoạn tái cơ cấu một số NHTMCP đã khẳng định được uy tín, vị thế trên thị trường.

Những yếu tố này đã khiến các NHTM nhà nước phải thận trọng với kế hoạch năm 2020: nguồn vốn huy động đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo cân đối an toàn, hiệu quả…

lai suat huy dong von hap dan lieu con la nen tang chinh de thu hut khach hang
Ảnh minh họa

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay năm 2020 sẽ biến động ra sao?

Sẽ có số ít ngân hàng tăng lãi suất để cạnh tranh huy động

Báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho ước tính rằng lãi suất huy động ngắn hạn trung bình sẽ giảm trong năm 2020. Điều này là do đợt cắt giảm lãi suất gần đây vào tháng 11, khi mức trần lãi suất đã giảm từ 1% xuống còn 0,8%/ năm đối với tiền gửi không kì hạn và kì hạn dưới 1 tháng và từ 5,5% còn 5%/năm đối với kỳ hạn 1 - 6 tháng.

Cùng với đó, lãi suất huy động dài hạn tại các ngân hàng vốn cấp hai lớn sẽ giảm khoảng 50 - 100 điểm. Áp lực tăng tiền gửi có thể giảm bớt do triển vọng tăng trưởng tín dụng thấp hơn vào năm 2020 và việc bổ sung tiền gửi dài hạn gần đây mà đã làm tăng lãi suất huy động vào tháng 11/2019.

Ngoài ra, thanh khoản trên thị trường có thể dồi dào nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài (FDI, FII) và kiều hối sẽ vẫn ổn định trong bối cảnh nới lỏng chính sách tiền tệ tiếp diễn trên nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sẽ có một số ít các ngân hàng ngoại lệ tăng lãi suất để cạnh tranh về mặt huy động.

Theo nhận định của SSI Research, một số ngân hàng sẽ chịu áp lực huy động thêm vốn dài hạn để giảm tỉ lệ này dưới ngưỡng 37% vào ngày 1/10/2020 theo Thông tư 22, điều này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí huy động.

Theo lộ trình của Thông tư này, tỉ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được giảm dần theo lộ trình từ mức 37% kể từ ngày 1/10/2020 xuống 34% kể từ ngày 1/10/2021 và xuống còn 30% kể từ ngày 1/10/2022.

Sự phân hoá về NIM giữa các ngân hàng

Từ những dự báo về biến động lãi suất trên, các chuyên gia của SSI cũng cho rằng tỉ lệ lãi cận biên (NIM) sẽ có sự phân hoá giữa các ngân hàng.

Cụ thể, NIM sẽ cải thiện đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh tài chính tiêu dùng như VPBank, HDBank, MBBank và TPBank, do nhu cầu đã phục hồi từ năm 2019 và duy trì ổn định vào năm 2020.

Báo cáo đưa ra ước tính thu nhập lãi ròng (NII) từ Top 11 ngân hàng hàng đầu sẽ tăng 21,4% vào năm 2019 và 16,4% vào năm 2020. Các dịch vụ bán lẻ bao gồm bancassurance và dịch vụ thanh toán sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2020.

Trong năm 2019, thị phần của kênh bancassurance ước tính tăng lên 16,5% trong quí IV/2019. Trong 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 24,5% so sới cùng kì năm trước, đồng thời, kênh bancassurance đã đóng góp 15,8% tổng doanh thu phí bảo hiểm tại thị trường Việt Nam, tăng đáng kể so với khoảng 12% trong năm 2018.

Thu Hoài