Lãi quý II đột biến, cổ phiếu BCM (Becamex) phát tín hiệu hồi phục

Cập nhật: 15:17 | 06/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Mới đây, Becamex đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu giảm 32% xuống còn 1.637 tỷ đồng. Trong khi đó tỷ lệ giảm chi phí vốn sâu hơn gần 50% dẫn đến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15,9% so với cùng kỳ lên 727 tỷ đồng.

Cổ đông của Becamex (BCM) chuẩn bị nhận cổ tức với tổng giá trị 414 tỷ

Những năm gần đây, thị trường bất động sản công nghiệp với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư lớn nước ngoài đang mở ra nền tảng phát triển vững chắc cho các doanh nghiệp ngành bất động sản khu công nghiệp nói chung và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Becamex (HOSE: BCM) nói riêng.

Lợi nhuận đột biến quý II/2021

Mới đây, Becamex đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu giảm 32% xuống còn 1.637 tỷ đồng. Trong khi đó tỷ lệ giảm chi phí vốn sâu hơn gần 50% dẫn đến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15,9% so với cùng kỳ lên 727 tỷ đồng.

Trong quý doanh thu tài chính giảm 10 tỷ đồng, xuống còn gần 12 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính tăng 24 tỷ đồng lên mức 156 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 23 tỷ đồng lên mức 184 tỷ đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 75 tỷ đồng lên mức 168 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong quý các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lãi gần 340 tỷ đồng - tăng 208 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Becamex IDC (BCM) nhận hơn 600 tỷ đồng lãi từ công ty liên doanh liên kết, LNST 6 tháng đạt 974 tỷ đồng - Ảnh 1.

Kết quả, quý II/2021, Becamex báo lãi trước thuế 543 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 506 tỷ đồng - tăng 58,8% so với quý II năm ngoái trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 473 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, Becamex đạt 3.036 tỷ đồng doanh thu - giảm 17% so với cùng kỳ. Nhờ chi phí vốn giảm sâu nên lợi nhuận gộp đã đạt 1.306 tỷ đồng. Cộng thêm 614 tỷ đồng lãi từ các công ty liên doanh liên kết và trừ các chi phí phát sinh, Becamex lãi trước thuế 1.050 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 974 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - tăng 49,6% so với nửa đầu năm 2020 trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 929 tỷ đồng.

Vị thế của doanh nghiệp Top đầu

Dẫn nguồn vietstock, BCM hiện đang là doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất trong ngành và lợi nhuận cao nhất. Tổng quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê của BCM hiện nay tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh Bình Dương, điểm nóng trong thu hút FDI từ trước đến nay.

Các khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Dương của BCM có vị trí chiến lược được kết nối với hạ tầng giao thông thuận tiện, kết nối dễ dàng với các cảng biển, sân bay quốc tế và các trung tâm thương dịch vụ thương mại tại TP. HCM.

BCM đang đầu tư và quản lý nhiều khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương và một số tỉnh thành khác với tổng diện tích hơn 15.000 ha.

Lãi quý II đột biến, cổ phiếu BCM (Becamex) phát tín hiệu hồi phục

Cụm khu công nghiệp Mỹ Phước (bao gồm Mỹ Phước 1,2,3, Thới Hòa - Mỹ Phước 4, Bàu Bàng - Mỹ Phước 5) là khu công nghiệp kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được xây dựng theo hướng chú trọng đến bảo vệ môi trường, tạo ra công viên công nghiệp xanh, sạch theo mô hình thành phố công nghiệp, đô thị hiện đại nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững ở phía Bắc tỉnh Bình Dương. Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Khu công nghiệp Mỹ Phước trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư sản xuất hàng tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Ngoài các khu công nghiệp đang sở hữu và đưa vào hoạt động, hiện tại BCM đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Bình Phước với tổng diện tích 4.600 ha. Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, KCN Becamex - Bình Phước sẽ trở thành cửa ngõ hàng hóa, dịch vụ giao lưu nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, dự án Khu công nghiệp Cây Trường đã được chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Đây hứa hẹn sẽ là động lực để BCM tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Dự án VSIP do Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, một liên doanh giữa Tổng Công ty Becamex IDC và tập đoàn Sembcorp Industries làm chủ đầu tư.

Đến nay, VSIP đã và đang phát triển tổng cộng 10 dự án trên khắp cả nước với tổng quỹ đất hơn 10.000 ha bao gồm đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ.

Một liên doanh khác cũng rất đáng chú ý là CTCP Phát Triển Công Nghiệp BW (BW). BW được thành lập vào ngày 23/1/2018 - là liên doanh giữa BCM - nhà phát triển bất động sản công nghiệp lớn nhất Việt Nam và Warburg Pincus - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới. BW được thành lập với tầm nhìn trở thành nền tảng bất động sản công nghiệp và dịch vụ hậu cần cho thuê hàng đầu Việt Nam.

Cơ hội gom hàng đã xuất hiện

Lãi quý II đột biến, cổ phiếu BCM (Becamex) phát tín hiệu hồi phục

Sau khi rơi khỏi đường SMA 200 ngày, giá cổ phiếu BCM tiếp tục sụt giảm và lao dốc nhanh chóng. Đà giảm này chỉ chững lại khi giá về vùng hỗ trợ 37.000 - 40.000 (đáy tháng 11/2020 và ngưỡng Fibonacci Retracement 50%).

Nếu vùng này vẫn trụ vững thì tình hình có thể tích cực trở lại. Khi đó, BCM nhiều khả năng sẽ có cơ hội hướng lên test vùng kháng cự mạnh 49.000 - 51.000 (ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6% xuất hiện cùng đường SMA 50 và đường SMA 200 ngày).

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trung bình đang ở mức khá thấp nếu so với giai đoạn tháng 1/2021. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đang khá thận trọng về tương lai của BCM trong giai đoạn này và quá trình tích lũy sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa.

Vùng 37.000 - 40.000 đang là hỗ trợ gần nhất của BCM. Chuyên gia vietstock kỳ vọng đây sẽ là điểm dừng của đợt điều chỉnh lần này và việc mua vào từ từ tại đây có thể xem xét.

1519-bmc
Cổ phiếu BCM tăng trần phiên 6/8/2021
Trên thị trường, cổ phiếu BCM lao dốc mạnh trong nửa sau tháng 7/2021 từ vùng 5x.000 đồng về mốc 40.000 và đi ngang trong nhiều phiên sau đó. Trong phiên ngày 6/8/2021, sau khi đi lình xinh quanh tham chiếu trong phiên sáng, mã bất ngờ được đẩy lên mức giá trần 44.700 đồng với hơn 200.000 đồng.
Transimex (TMS) lên kế hoạch chào bán hơn 12 triệu cổ phiếu, giá 40.000 đồng/cp

CTCP Transimex (HOSE : TMS) có kế hoạch chào bán riêng lẻ 12,2 triệu cổ phiếu để thanh toán một phần gốc trái phiếu và ...

Những cổ đông nước ngoài nào đang sở hữu 30% vốn tại MSB?

Hiện tại không có cổ đông ngoại nào sở hữu trên 5% vốn nhưng các nhà đầu tư nước ngoài là các quỹ lại đang ...

Kinh doanh kém sắc, một cổ phiếu họ Viglacera muốn niêm yết trên HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo thông báo đã nhận được hồ sơ niêm yết chứng khoán của CTCP Viglacera ...

Văn Thắng

Tin liên quan