Lạc quan về hệ thống giao dịch mới KRX trong tháng 7

Cập nhật: 08:01 | 11/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Câu chuyện nghẽn lệnh thị trường chứng khoán thời gian gần đây chỉ là trước mắt và các cơ quan quản lý đã có giải pháp khắc phục. Nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ tin tưởng tháng 7/2021, hệ thống FPT đi vào hoạt động sẽ giải quyết đươc sự cố của HOSE.

Phó Chủ tịch VASB Nguyễn Thanh Kỳ: Nâng lô tối thiểu lên 1.000 sẽ ảnh hưởng  đến CTCK và nhà đầu tư yếu thế
Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán (VASB) - Nguyễn Thanh Kỳ

Chia sẻ với báo giới mới nhất, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán (VASB) đánh giá, sự cố nghẽn lệnh của HOSE tất yếu ảnh hưởng đến thị trường, nhà đầu tư. Trong khi đó, các công ty chứng khoán hiện nay đang vừa kinh doanh chứng khoán vừa môi giới. Điều này gây nghi ngại cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, câu chuyện nghẽn lệnh chỉ là trước mắt và đã có giải pháp khắc phục. Ông Kỳ bày tỏ tin tưởng, tháng 7/2021, hệ thống FPT đi vào hoạt động sẽ giải quyết đươc sự cố của HOSE.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa thông báo tới các công ty chứng khoán thành viên về việc thử nghiệm hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường chứng khoán (KRX) từ ngày 14/6 tới đây. Đây là thông tin đáng mong chờ với nhà đầu tư trên thị trường sau khi việc giao dịch liên tục gặp sự cố ngoài ý muốn. Hệ thống KRX trị giá 600 tỷ đồng với năng lực xử lý 3 – 5 triệu lệnh giao dịch/ngày được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng cao của thị trường.

Tuy "trễ hẹn" với thị trường Việt Nam, hệ thống KRX đã được triển khai thành công ở Lào và Campuchia từ hơn 10 năm trước. Có thể thấy dù đi sau Việt Nam gần 10 năm về lịch sử phát triển thị trường chứng khoán nhưng hai quốc gia này lại đang đi trước về công nghệ.

Về việc các công ty chứng khoán tạm dừng huỷ/sửa lệnh trong vài ngày qua, ông Kỳ cho rằng, đây là bất đắc dĩ, nhà đầu tư không nên vì thế mà rút khỏi thị trường. Tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư, công ty chứng khoán là hai chủ thể gắn với nhau, điều tiết cùng thị trường.

Theo quan sát, sau sự phản đối quyết liệt của các nhà đầu tư, từ ngày 9/6, các công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư huỷ/sửa lệnh trở lại. Trước đó, nhiều ý kiến nghi ngờ tính minh bạch, công bằng của thị trường, khi nhóm công ty chứng khoán lớn sớm hết chỉ tiêu lệnh được phân bổ, tạm dừng tính năng hủy, sửa lệnh, không ít nhà đầu tư chuyển sang giao dịch ở nhóm công ty nhỏ. Mặt khác, nhà đầu tư lo ngại giao dịch của khối tự doanh tại các công ty chứng khoán khó tuân thủ nguyên tắc trên.

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam cho rằng, lo ngại của nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, vừa qua vẫn có công ty chứng khoán cho phép hủy/sửa lệnh, còn lại hầu hết là không. Những người có thể hủy sửa lệnh được hưởng lợi khi có quyền chủ động trong giao dịch, còn đại đa số các nhà đầu tư khác chịu thiệt hại lớn về kinh tế.

Ông Ngọc đề xuất đưa vào luật quy định: Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh phải thông qua công ty đầu tư chứng khoán, là công ty con, hoạt động, hạch toán độc lập. Mô hình công ty đầu tư chứng khoán đã có trong luật, nhưng trên thị trường chưa có công ty nào hoạt động.

Nguyên Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng: Các sở không cải cách quản trị, đề xuất cổ
TS. Vũ Bằng - nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Theo tienphong.vn, ngày 10/6, TS. Vũ Bằng (nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN) nhận định, trách nhiệm cuối cùng trong sự cố hệ thống giao dịch của HOSE là chủ đầu tư, còn cơ quan quản lý có nhiệm vụ giám sát, theo dõi.

Ông Bằng cho biết, UBCKNN không quản lý tài sản, vốn của các sở. Hệ thống giao dịch được tạo dựng cho cả 3 thị trường nên quá trình triển khai rất khó. Lúc xây dựng không thể lường hết, khi triển khai mới thấy vấn đề. Hệ thống xảy ra sự cố, người đứng đầu HOSE có trách nhiệm đầu tiên nhưng chủ đầu tư mới là người quyết định.

Ông Bằng đánh giá, việc xây hệ thống giao dịch mới của KRX đã lên đến “ngọn”, có thể đưa vào vận hành vào đầu năm sau. Còn hệ thống của FPT trong tháng 7 có thể sử dụng. Tuy nhiên, công nghệ khó nói trước.

Là người đi cùng thị trường chứng khoán từ ngày đầu thành lập, ông Bằng thông cảm với nhiều cái khó của người trong cuộc, triển khai chậm một phần... do cơ chế.

“Trước đây, UBCKNN nhiều lần rơi vào thế khó, khi 3 nơi 3 chủ đầu tư, không thể thống nhất, vướng mắc thảo thuận kéo dài”, ông Bằng nói.

Nguyên Chủ tịch UBCKNN đề xuất, cần sớm có lộ trình cổ phần hoá Sở giao dịch chứng khoán, áp dụng mô hình quản trị mới. “Sở Giao dịch Chứng khoán là đối tác yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết xây dựng mô hình quản trị tốt thì nên có mô hình quản trị tiên tiến. Lộ trình cổ phần hoá phải theo từng bước, đầu tiên là cổ phần hoá vài phần trăm cho thành viên để đổi mới mô hình quản trị”, ông Bằng kiến nghị.

Trước tình trạng nghẽn lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM diễn ra trong thời gian qua nhưng chưa được xử lý dứt điểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã yêu cầu Thanh tra Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện thanh tra đối với Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE).

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo thanh tra gấp HOSE vì tình trạng nghẽn lệnh

Trước tình trạng nghẽn lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM diễn ra trong thời gian qua nhưng chưa được xử lý dứt ...

Những công ty chứng khoán nào đã mở lại tính năng hủy/sửa lệnh giao dịch trên HOSE?

Sau khi ngừng giao dịch trong phiên chiều 1/6/2021 do tình trạng HOSE bị quá tải trong phiên sáng, gây rủi ro hệ thống, nhiều ...

Thời nghẽn lệnh: Có tiền vẫn không mua được cổ phiếu sàn HOSE

Việc dòng tiền liên tục đổ vào thị trường chứng khoán đã giúp thanh khoản thị trường tăng rất mạnh kéo theo nhịp tăng nóng ...

Yến Thanh T/H

Tin liên quan