Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 83% dịp Tết Nguyên đán

Cập nhật: 10:45 | 15/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 ngày nghỉ Tết, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 83% so với dịp Tết năm trước. Tính đến ngày 6/2, cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư gần 0,7 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu hàng hóa trong 9 ngày nghỉ Tết tăng 83%

Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch năm 2022 có tất cả 2462 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng 2,5 lần so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021.

Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3 tỷ USD, tăng 83%. Trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 1,4 tỷ USD, cao gấp 2 lần, chiếm 48% tổng trị giá xuất nhập khẩu. Còn lại, nhập khẩu hàng hóa đạt gần 1,6 tỷ USD, chiếm 52% tổng trị giá xuất nhập khẩu, tăng 68%.

Như vậy, trong dịp Tết Âm lịch năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn xuất khẩu hàng hóa.

Lũy kế đến ngày 6/2, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 61,8 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng thời gian năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt tổng trị giá gần 31,2 tỷ USD, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2021 và nhập khẩu hàng hóa đạt tổng trị giá 30,6 tỷ USD, giảm 8,2%.

Nguyên nhân khiến cả xuất khẩu, nhập khẩu từ đầu năm đến hết ngày 6/2 giảm so với cùng kỳ năm 2021 là dịp Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 không rơi vào thời gian này cùng kỳ năm 2021. Dù vậy, tính đến ngày 6/2, Việt Nam vẫn có thặng dư cán cân thương mại hàng hóa trị giá gần 0,7 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong dịp Tết Nhân Dần bao gồm nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trị giá 631 triệu USD, chiếm 43%; tiếp theo là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 398 triệu USD, chiếm 27%, mặt hàng máy móc, thiết bị đạt 88 triệu USD, chiếm gần 6%…

Như vậy, tổng trị giá xuất khẩu của ba nhóm mặt hàng lớn nhất này này chiếm 76% tổng trị giá xuất khẩu.

Trong 9 ngày Tết Âm lịch năm nay, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang 109 nước, vùng lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất với trị giá 400 triệu USD, chiếm 27% tổng trị giá xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 548 triệu USD, chiếm gần 35% tổng giá trị nhập khẩu.

Việt Nam xuất siêu 1,4 tỷ USD trong tháng 1

Cũng theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1 đạt 30,8 tỷ USD, giảm gần 11% so với tháng 12/2021, nhưng tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 1 đạt 29,4 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 12/2021 nhưng tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, cán cân thương mại tháng 1 xuất siêu gần 1,4 tỷ USD.

4038-xuat-khau
(Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Con số này chênh lệch khá lớn so với số liệu Tổng cục Thống kê đưa ra vào cuối tháng 1. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1 ước đạt 29 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD, cán cân thương mại thâm hụt 0,5 tỷ USD.

VASEP: Xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU dự kiến tăng trưởng 2 con số trong năm 2022

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU dự kiến tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Tại Trung Quốc, xuất khẩu sẽ phục hồi sau ...

Xuất khẩu hàng hoá năm 2022 có nhiều thuận lợi

Dự báo năm 2022, nhiều thuận lợi sẽ đến với hoạt động xuất khẩu hàng hoá nhờ nhu cầu hàng hóa xuất khẩu trên thị ...

VDSC: Xuất nhập khẩu năm 2022 có nhiều dư địa tăng trưởng

VDSC cho biết hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều dư địa để tăng trưởng trong năm 2022 nhờ các hiệp ...

Nga Nga

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm