Kiến nghị giảm thuế VAT xuống mức 5% trong mùa dịch Covid-19

Cập nhật: 14:47 | 28/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV- Diễn đàn Kinh tế tư nhân) và đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống còn 5%, giảm tiền thuê đất… để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

kien nghi giam thue vat xuong muc 5 trong mua dich covid 19

Sau "cú sốc" COVID-19, Bộ Công Thương kiến nghị khơi thông sản xuất

kien nghi giam thue vat xuong muc 5 trong mua dich covid 19

An Giang kiến nghị cho phép xuất khẩu gạo

kien nghi giam thue vat xuong muc 5 trong mua dich covid 19

Cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị quyết "Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19".

Góp ý cho dự thảo này, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng doanh nghiệp hiện nay đang rất cần vốn lưu động để duy trì sản xuất, kinh doanh. Việc phải đóng 10% thuế VAT và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn trả sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng" - Ban IV nêu ý kiến.

Vì vậy, Ban IV và các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.

kien nghi giam thue vat xuong muc 5 trong mua dich covid 19
Kiến nghị giảm thuế VAT xuống mức 5% trong mùa dịch Covid-19

Với quy định "giảm 30% tiền thuê đất trong thời hạn 6 tháng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị ngừng sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19", Ban IV và các hiệp hội đề nghị bổ sung quy định "giảm 50% tiền thuê đất trong thời hạn 9 tháng đối với các doanh nghiệp lưu trú du lịch (khách sạn, khu nghỉ dưỡng...)". Nguyên nhân của đề xuất này bởi đây là ngành bị thiệt hại nặng nề nhất trong đại dịch và cũng là ngành sẽ phục hồi chậm hơn các ngành khác. Bên cạnh đó, chi phí tiền thuê đất chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu giá thành của các doanh nghiệp này. Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp kích cầu du lịch bằng cách giảm giá dịch vụ sau dịch bệnh thì việc giảm giá thành thuê đất sẽ rất hiệu quả.

Ngoài ra, việc cho chậm nộp BHXH và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác cũng một trong những nội dung đáng chú ý khác trong đề xuất.

Theo đó, các Hiệp hội và DN đặc biệt đề xuất và mong sự chia sẻ từ phía Nhà nước với chính sách cho chậm nộp BHXH và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác đến hết 31/12/2020. Đây được đánh giá là một trong các chính sách tối quan trọng mang lại nguồn lực cho DN trong bối cảnh hết sức khó khăn hiện nay.

Trước đó trong một khảo sát hơn 500 DN được thực hiện bởi nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, chỉ 14,9% nói đủ sức duy trì hoạt động nếu tháng 6 hết dịch. Còn lại, 46,6% buộc phải tiếp tục cắt giảm qui mô, 32,4% sẽ dừng hoạt động và 6,1% doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Tỷ lệ doanh nghiệp có khả năng phá sản sẽ tăng gấp ba nếu dịch kéo dài đến hết tháng 9 và gấp sáu nếu dịch kéo dài đến hết năm nay.

Do đó những hỗ trợ về thuế, lãi suất, tiền thuê đất… là vô cùng quan trọng để giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Minh Dương