Khuyến nghị đầu tư ngày 9/5/2022: ANV, CRE, DPR, SAB, TTF, VCB, VRE, BCG, FCN, TVN

Cập nhật: 05:30 | 09/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) vừa đưa ra khuyến nghị đầu tư cho loạt cổ phiếu như: ANV, CRE, DPR, SAB, TTF, VCB, VRE, BCG, FCN và TVN. Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

ANV - CHỜ MUA: Doanh thu thuần và LNTT Q1/2022 lần lượt là 1.219 tỷ đồng (+73% YoY) và 238 tỷ đồng (+222% YoY). Như vậy, công ty đã thực hiện được 25% kế hoạch doanh thu và 33% kế hoạch lợi nhuận năm 2022. Triển vọng tích cực trong năm 2022 đến từ: (1) công ty sẽ bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra đi thị trường Mỹ từ tháng 8/2022, (2) nhà máy Amicogen công suất 780 tấn/năm dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 7/2022, (3) thành lập nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, công suất 1.000 tấn/ngày giúp hoàn thiện chuỗi khép kín của công ty.

CRE - CHỜ MUA: Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế 145 tỷ đồng trong quý 1 năm 2022, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Mới đây HĐQT công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 50%. Cổ phiếu đang được định giá ở mức P/E 13,9x so với P/E ngành 30,4x.

0625-mua-co-phieu

DPR - CHỜ MUA: Quý 1/2022, doanh thu hợp nhất đạt 204 tỷ đồng, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ đạt 39 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ 2021. Triển vọng 2022 và trung dài hạn tích cực với sự bổ sung nguồn thu nhập từ đền bù đất (thường được ghi nhận giai đoạn cuối năm), với quy mô 2.000 ha đất trồng cao su có thể chuyển đổi theo chiến lược phát triển của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030.

SAB - CHỜ MUA: Doanh thu Q1/2022 đạt 7.300 tỷ đồng (+24%yoy) và LNST đạt 1.200 tỷ đồng (+20%yoy) do thị trường bia có dấu hiệu phục hồi hậu Covid-19. Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi đã chính thức được đưa vào vận hành toàn bộ công suất (250 triệu lít/năm) vào đầu tháng 5 và theo đó tổng công suất của Sabeco sẽ đạt hơn 2,2 tỷ lít/năm. Tiềm năng cao khi thị phần trong ngành bia có sự tăng trưởng.

TTF - CHỜ MUA: Cập nhật kết quả kinh doanh Q1/2022, doanh thu công ty đạt 536 tỷ đồng (+72% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 19 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 39 tỷ đồng). Năm 2022, TTF đặt mục tiêu tổng doanh thu 2,269 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 72.8 tỷ đồng. Với kết quả đạt được sau quý đầu tiên, công ty đã hoàn thành gần 26% kế hoạch lợi nhuận năm. Tình hình kinh doanh của công ty từng bước được cải thiện khi doanh thu liên tục tăng và biên lợi nhuận được cải thiện. Tuy nhiên nhà đầu tư vẫn chưa nên giải ngân do thị trường chung đang ở vùng rủi ro.

VCB - CHỜ MUA: Lợi nhuận sau thuế quý 1/2022 tăng trưởng 15% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng đồng thời giảm chi phí dự phòng và chi phí hoạt động. Kết quả này tốt hơn mức dự phóng ban đầu của chúng tôi khi VCB không còn phải trích lập nhiều như năm 2021. Ngân hàng cho biết đã trích lập toàn bộ dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu và kế hoạch kinh doanh cho 2022 có thể đạt mức lợi nhuận ít nhất 30.000 tỷ đồng. Định giá cổ phiếu hiện ở mức P/B 3,3x, cao hơn so với mức trung bình ngành 1,9x nhưng chúng tôi cho rằng phù hợp với vị thế đầu ngành và chất lượng tài sản tốt của VCB.

VRE - CHỜ MUA: Trong Q1/2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Công ty lần lượt là 1.369 tỷ đồng (-38% YoY) và 377 tỷ đồng (-52% YoY). Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh khả quan nhờ kỳ vọng phục hồi của hoạt động bán lẻ hậu đại dịch Covid-19. Tình hình tài chính lành mạnh với tiền mặt dồi dào và tỷ lệ nợ vay thấp

BCG - CHỜ BÁN: ĐHCĐ 2022 đã thông qua kế hoạch doanh thu 7.251 tỷ đồng (+180%YoY) và lợi nhuận sau thuế 2.200 tỷ đồng (+100%YoY), tỷ lệ cổ tức 5% bằng tiền và 5% bằng cổ phiếu, kế hoạch phát hành tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu ở mức giá 10.000đ/cp và chào bán 250 triệu cổ phiếu ra công chúng theo hình thức đấu giá với giá khởi điểm bằng 70% giá tham chiếu bình quân 60 ngày giao dịch. Bên cạnh rủi ro pha loãng cổ phiếu, chúng tôi lưu ý về chất lượng tài sản tại Q1/2022 vẫn thấp với 47% là phải thu ngắn và dài hạn khác.

FCN - CHỜ BÁN: Quý 1/2022, doanh thu đạt 502 tỷ đồng (-14% yoy), lỗ sau thuế 7 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lãi 18 tỷ đồng), chủ yếu do một số dự án lớn của công ty bị chậm tiến độ, đồng thời chi phí tài chính gia tăng. Tổng giá trị hợp đồng chuyển tiếp của công ty ước tính khoảng 2.500 tỷ đồng. Trong ngắn hạn, giá nguyên vật liệu liên tục gia tăng có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của công ty. Định giá hiện tại đã ở mức cao với P/E ~30,5x, nhà đầu tư có thể cân nhắc vùng giá hợp lý để hạ tỷ trọng.

TVN - CHỜ BÁN: Quý 1/2022, mặc dù doanh thu công ty tăng trưởng tốt so với cùng kỳ khi đạt 12.240 tỷ đồng (+30% yoy) song chi phí đầu vào tăng cao làm lợi nhuận sau thuế công ty chỉ đạt 165 tỷ đồng (-51% yoy). Do không còn nguồn tồn kho giá rẻ như hồi đầu năm 2021, dự báo lợi nhuận năm 2022 của TVN sẽ suy giảm so với cùng kỳ, với định giá P/E 13x cao hơn bình quân ngành, nhà đầu tư tạm thời chưa nên tham gia cổ phiếu này.

Phiên giao dịch ngày 9/5/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

2 kịch bản cho VN-Index tháng 5: Nhóm ngân hàng, nguyên liệu, năng lượng... là điểm đến của dòng tiền?

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm 2/3 phiên giao dịch trong tuần vừa qua, đây là tuần giảm điểm thứ năm liên tiếp với ...

Agriseco: Khuyến nghị 8 mã cổ phiếu tiềm năng nhất trong tháng 5/2022

Chứng khoán Agribank (Agriseco) vừa đưa ra khuyến nghị 8 mã cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và câu chuyện tăng trưởng, ...

Trang Nhi

Tin liên quan