Giáo dục:

Không bắt buộc ghi xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo trên bằng đại học

Cập nhật: 09:12 | 05/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.

giao duc khong bat buoc ghi xep loai tot nghiep hinh thuc dao tao tren bang dai hoc

Tuyển sinh Đại học năm 2020: Thêm nhiều ngành và phương thức tuyển sinh mới

giao duc khong bat buoc ghi xep loai tot nghiep hinh thuc dao tao tren bang dai hoc

Năm 2020: Mức lương đối với người có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp là bao nhiêu?

giao duc khong bat buoc ghi xep loai tot nghiep hinh thuc dao tao tren bang dai hoc

6 điều cần nhớ khi học đại học từ xa qua internet

Đây là điểm mới so với thông tin trong dự thảo lần 1 Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra lấy ý kiến góp ý. Tại dự thảo, Bộ quy định văn bằng giáo dục đại học không bắt buộc có nội dung về xếp loại tốt nghiệp.

Theo thông tư, từ ngày 1/3, trên văn bằng tối nghiệp đại học không còn ghi hệ đào tạo như chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa... như hiện nay.

Đây là điểm mới so với thông tin trong dự thảo lần 1 Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến góp ý cho Thông tư Ban hành Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng tốt nghiệp ĐH trước đó. Theo dự thảo này, văn bằng giáo dục ĐH không bắt buộc có nội dung về xếp loại tốt nghiệp. Trong khi đó, theo quy định hiện hành áp dụng Thông tư số 19/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, người tốt nghiệp sẽ được phân biệt về xếp loại bằng tốt nghiệp theo các mức gồm: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá, trung bình.

Một điểm mới khác trong thông tư này là tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo có bổ sung văn bằng trình độ tương đương (bên cạnh bằng Cử nhân, bằng Thạc sĩ, bằng Tiến sĩ).

Trước đó, tháng 10/2019, Bộ Giáo dục và đào tạo công bố dự thảo thông tư khiến dư luận xôn xao vì không có nội dung xếp hạng tốt nghiệp đại học.

Khi đó, ông Mai Văn Trinh - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và đào tạo) - giải thích việc cấp văn bằng cùng với phụ lục văn bằng là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Trong quá trình xây dựng dự thảo thông tư này, ban soạn thảo đã tham khảo văn bằng của hơn 20 quốc gia.

Quy định như trong dự thảo thông tư về nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với các nước.

giao duc khong bat buoc ghi xep loai tot nghiep hinh thuc dao tao tren bang dai hoc
Từ 01/3/2020, không bắt buộc ghi hình thức đào tạo trên bằng đại học

Theo đó, nội dung chính ghi trên bằng đại học bao gồm:

- Tiêu đề:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương).

- Ngành đào tạo.

- Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.

- Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.

- Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.

- Hạng tốt nghiệp (nếu có).

- Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.

- Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định.

- Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

Nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng gồm:

- Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh.

- Thông tin về văn bằng: tên cơ sở giáo dục ĐH cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo.

- Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có); tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học; điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp.

Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo.

Thông tin kết nối với văn bằng, mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu viên, số hiệu văn bằng.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đồng ý cho các cơ sở giáo dục ĐH được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục ĐH phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục ĐH tự thiết kế mẫu và được bổ sung các nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng giáo dục ĐH phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngôn ngữ ghi trên phụ lục văn bằng thực hiện như ghi trên văn bằng, thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3 tới.

Minh Phương

Tin liên quan